0912232334

NHỮNG ĐIỀU SAU SẾP KHÔNG BAO SỢ MUỐN BẠN LÀM

Hãy xây dựng sự thành công nhờ sự chú ý và theo gương sếp của bạn. Trên thực tế, có những điều sếp của bạn thường không làm, và chắc hẳn cũng không bao giờ muốn bạn làm những điều đó. Đó là những điều gì, cùng xem chúng qua bài viết dưới đây:

1/ Sợ đảm nhận trách nhiệm, sợ làm lãnh đạo

Khả năng đảm nhận trách nhiệm phản ánh năng lực và thái độ nghiêm túc trong công việc của bạn. Điều này rất được đánh giá cao. Bạn không nhất thiết phải chịu trách nhiệm về cả một tập thể, nhưng nhất thiết phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong mỗi việc mình làm, dù là việc nhỏ nhất.

Hãy nuôi dưỡng niềm đam mê, tính chân thật và sự tôn trọng trên con đường hướng tới sự lãnh đạo. Khi nghiên cứu về sếp hãy tự hỏi: “Những phẩm chất nào đã làm họ trở thành lãnh đạo như hôm nay?” Hãy trau dồi tỉ mỉ những phẩm chất ấy trong cuộc sống của bạn.

2/ Quá thụ động

Hãy nói ra khi bạn cần sự trợ giúp hoặc có 1 ý tưởng cần chia sẻ. Nếu chỉ im lặng hoặc gật gù đồng ý, tầm quan trọng của tiếng nói riêng của bạn sẽ dần bị đánh mất. Đừng để người khác dẫn dắt hoàn toàn câu chuyện. Hãy nói ra để tạo nên những thay đổi có hiệu quả.

3/ Suy nghĩ tiêu cực

Lời khuyên suy nghĩ tích cực nghe có vẻ rập khuôn sáo rỗng. Nhưng bất kể bạn đến nơi đâu cũng sẽ nghe lời khuyên thông thái này.

Thực tế là những gì bạn nghĩ sẽ điều khiển hành động của bạn. Suy nghĩ tích cực sẽ hướng bạn đến những cư xử và hành động tích cực. Có đôi lúc ta sẽ rơi vào cảm giác thấy mình kém hơn người khác, nhưng chính những hành động tích cực là điều giúp ta phát huy được hết năng lực của mình.

4/ Không lập kế hoạch cho công việc

Những kế hoạch cho tương lai có thể giúp bạn tránh phạm phải sai lầm lớn hoặc gặp phải những cái bẫy trong công việc. Kế hoạch càng chi tiết cẩn thận bạn càng dễ tránh khỏi những thiếu sót hoặc những tai nạn nghề nghiệp không đáng có.

Hoặc là bạn cũng có thể tưởng tượng và lập kế hoạch về những viễn cảnh mang thành công. Việc lập kế hoạch này sẽ giúp bạn thấu suốt rõ hơn các vấn đề bên trong cũng như mở rộng tầm nhìn về phía trước trong việc phát triển sự nghiệp của mình.

 5/ Gửi email dài dòng và nhiều chuyện

Nên viết email bằng những câu ngắn, mạch lạc. Chỉ cho biết cái gì đang cần chứ không nên dài dòng lê thê về mức độ cần thiết của nó. Dùng những lời lẽ xúc tích đi thẳng vào vấn đề. Làm vậy không chỉ giúp người nhận thấu hiểu sự chính xác của bức thư, mà còn tiết kiệm được thời gian của bạn cũng như người khác.

6/ Thiếu chủ động trong sự nghiệp

Chủ động trong công việc nghĩa là tự vạch ra con đường dẫn tới thành công của bạn. Bạn hoàn toàn biết được cánh cửa cơ hội đóng hay mở. Hãy viết ra giấy bạn nhìn thấy bạn đang làm gì, ở đâu trong hai hoặc ba năm nữa trong sự nghiệp. Có làm quản lý không, hay một chức vụ khác? Bạn cần làm những bước nào để đạt tới được đó? Hãy viết ra và hành động.

Bạn phải sẵn sàng cam kết hành động một cách nghiêm túc, và đón nhận kết quả trong một tâm thế vững vàng nhất. Dù kết quả tốt hay không tốt, chắc chắn rằng bạn đã có một trải nghiệm và bước tiến vượt bậc hơn so với những người cứ mãi làng nhàng trong vùng an toàn của công việc.

7/ Bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất

Những sai lầm khủng khiếp nhất vẫn thường nằm trong những tiểu tiết. Hướng đến chi tiết giúp bạn không sót lỗi, cũng như không bỏ lỡ những cơ hội khi chúng đến.

Khả năng này sẽ được trau dồi qua thời gian và thông qua rèn luyện. Nhiều lỗi sẽ được phát hiện sớm và sửa chữa trước khi tạo nên những kết quả tồi tệ hơn. Hãy nhớ, phải thể hiện tính kỷ luật và sự tử tế của bạn với công việc – trong từng chi tiết nhỏ.

** Có thể sếp sẽ không nhận ra mỗi nỗ lực, đóng góp nhỏ nhất mà bạn làm. Nhưng sau cùng, sự nghiêm túc và những cố gắng của bạn, dù không ai thấy hay tán thưởng, chắc chắn sẽ tạo nền tảng để bạn gặt hái thành quả to lớn trong tương lai. Giữ một thái độ tốt, và bạn sẽ thành công.

Chúc bạn luôn may mắn và thuận lợi trong công việc.

S.T Bảo Ngọc

 

 

 

 

Not found