Là một người có nhiều năm đứng trước các nhân viên bán hàng của nhiều Tập Đoàn – Công ty để đào tạo cho họ, cùng với việc quan sát và lắng nghe những phản hồi sau từng khóa học, tôi thấy có ba vấn đề chính sau đây thường nảy sinh sau quá trình đào tạo :
1. Về những người được đào tạo – các nhân viên bán hàng
Đào tạo đội ngũ kinh doanh của TOYOTA
Cùng là một đối tượng nhưng có hai trạng thái tâm lý khác nhau khi tham gia khóa đào tạo. Một là đến lớp với tâm trạng được học và nghĩ rằng mình có cơ hội để trau dồi và nâng cao thêm các kỹ năng để phục vụ tốt cho công việc. Hai là, những người bị học, họ đến lớp với tâm trạng không sẵn sàng đón nhận và do đó những gì các chuyên gia truyền đạt trong buổi học khó có thể tác động đến nhận thức của họ.
Một vấn đề nữa là nhiều nhân viên kinh doanh sau khi tham gia khóa học lại không bắt tay vào hành động để áp dụng ngay những kiến thức vào thực tế công việc. Do đó, họ tiếp tục thực hiện những hành vi theo những thói quen cũ trước đây cho nên kết quả kinh doanh cũng không được cải thiện.
2. Về những chuyên gia đào tạo
Đào tạo đội ngũ kinh doanh của HP Việt Nam
Nhiều chuyên gia bước vào buổi học với thái độ rất tự tin nhưng cũng không kém phần chủ quan vì họ nghĩ rằng đã đào tạo bán hàng nhiều lần rồi và lần này chắc sẽ tốt thôi. Tuy nhiên, nhiều người không thể ngờ rằng việc đào tạo trước đây đôi khi không thể áp dụng giống nhau với các loại sản phẩm và nghành nghề khác nhau.
Đó là lý do mà rất nhiều chương trình không thể mang lại hiệu quả cho những những người tham dự vì họ cảm thấy kiến thức vẫn còn rất chung chung, không phù hợp với cách tiếp cận trong nghành nghề của công ty họ. Việc này cho thấy rất nhiều Chuyên gia bỏ qua khâu khảo sát nhu cầu đào tạo của Doanh nghiệp, mà đây lại chính là điểm quyết định đến sự thành bại của khóa đào tạo.
Ngoài ra, phần lớn các chuyên gia chỉ chủ yếu tập trung giảng ngay vào phần các kỹ năng bán hàng mà vô tình bỏ quên những khía cạnh rất quan trọng của những người bán hàng như thái độ và nhận thức. Muốn để họ sẵn sàng đón nhận các kỹ năng thì việc khai thông nhận thức và điều chỉnh thái độ là những việc cần ưu tiên trước trong buổi huấn luyện. Nếu không thực hiện những phần này thì các kỹ năng cũng chỉ là vô ích và không trở thành của họ được. Và khi đó việc áp dụng kỹ năng khó có thể như mong muốn.
3. Về những người làm công tác nhân sự – đào tạo
Đào tạo đội ngũ kinh doanh của CJ Vina
Vì là người đại diện công ty tìm kiếm và lựa chọn các đối tác đào tạo bên ngoài nên áp lực của họ rất nặng nề. Họ phải đối mặt với sự đánh giá của cấp trên và những người tham dự khóa học. Chính vì vậy họ yêu cầu các đơn vị đào tạo phải thật sự hiệu quả.
Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả của khóa đào tạo cần phải được nhìn nhận đúng đắn thể hiện ở sự thông cảm đối với các Chuyên gia. Trong một vài buổi, các Chuyên gia đào tạo không thể làm thay đổi ngay và tạo ra kết quả tức thời sau khóa học. Và việc thay đổi chỉ có thể xảy ra khi có sự phối hợp đồng bộ trong việc theo dõi, đánh giá từ tất cả các bộ phận. Đó là chưa kể đến những chính sách lương thưởng, động viên – là nguồn động lực giúp cho đội ngũ bán hàng cống hiến tối đa giá trị của mình.
Do đó, những người phụ trách công tác nhân sự – đào tạo tại các Công ty hãy xem các khóa huấn luyện chỉ là một trong những phương cách góp phần thay đổi chất lượng hệ thống nguồn nhân lực. Bên cạnh đào tạo còn rất nhiều các phương cách khác để tạo ra một chiến lược nhân sự mang tính tổng thể và lâu dài.
Chuyên gia đào tạo Trần Đình Tuấn
Người Sáng lập và Điều Hành Trung Tâm Tư Vấn và Đào Tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Các khóa học thường xuyên đào tạo tại các Doanh nghiệp
Khóa học bán hàng – khóa học thuyết trình – khóa học giao tiếp ứng xử