Kỹ năng mềm chỉ cách tương tác tốt nhất giữa người với người để bạn hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc, ngoài ra nó khiến người khác hiểu hơn về bạn và công việc của bạn, đồng thời thúc đẩy họ làm theo ý của bạn. Tôi đã chia kỹ năng này ra thành 2 nhóm – phổ biến và đặc biệt.Kỹ năng phổ biến là những kỹ năng về con người mà bạn có thể tìm thấy trong hầu hết các mô tả công việc. Bạn sẽ được đánh giá trên một số hoặc tất cả những kỹ năng này trong các bài đánh giá sự thể hiện của bạn, tùy thuộc vào cấp độ của bạn.
- Kỹ năng giao tiếp – Sau khi lắng nghe người khác 1 cách tích cực, bạn trình bày rõ ràng lại cái ý mà bạn đã được nghe theo cách riêng của mình (bằng lời nói hay bằng văn bảng). Điều này không chỉ thể hiện kỹ năng giao tiếp mà còn cho thấy kỹ năng ngôn ngữ của bạn nếu ngôn ngữ bạn trình bày không phải tiếng mẹ đẻ của bạn.
- Kỹ năng làm việc nhóm – Khả năng làm việc hiệu quả với bất kỳ ai có kỹ năng,tính cách, phong cách làm việc, động cơ không giống bạn, nhưng thành quả cuối cùng cả nhóm nhận được thì tốt hơn rất nhiều.
- Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân – Mang lại hiệu quả trong việc xây dựng lòng tin, tìm ra điểm chung, có sự cảm thông, và cuối cùng xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người trong công việc cũng như trên mạng xã hội. Kỹ năng này cũng được gọi là kỹ năng xã hội. Nó có liên quan chặt chẽ đến kỹ năng giao tiếp. Nó không diễn tả bạn thông mình như thế nào. Vì bạn thông minh như thế nào, điều đó không quan trọng – quan trọng là bạn phải có kỹ năng giao tiếp để vươn xa hơn trong sự nghiệp. Như Maya Angelou chia sẻ: “Tôi đã học được rằng mọi người sẽ quên những gì bạn nói. Mọi người sẽ quên những gì bạn đã làm, nhưng mọi người sẽ không bao giờ quên bạn làm cho họ cảm thấy như thế nào. “
- Kỹ năng thuyết trình – Việc thuyết trình cho khán giả nghe về hiệu quả công việc và ý kiến của bạn sẽ thu hút sự chú ý của họ, thu hút sự tham gia của họ, và thúc đẩy họ hành động phù hợp với kết quả mong muốn của bạn. Kỹ năng trình bày là một hình thức của kỹ năng giao tiếp, nhưng tôi quyết định liệt kê nó một cách riêng biệt bởi vì nó đóng vai trò rất lớn trong bất kỳ nghề kinh doanh nào, đặc biệt là khi bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp của mình.
- Đáp ứng được kỹ năng quản lý thời gian – Dẫn dắt 1 cuộc họp sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Vì theo thống kê có it nhất 50% các cuộc họp ngày hôm nay là một sự lãng phí thời gian.
- Kỹ năng tạo thuận lợi – Khả năng hợp tác và tiếp thu nhiều ý kiến, thông tin phản hồi khác nhau từ các thành viên trong nhóm sẽ cho ra 1 giải pháp tốt nhất.
- Kỹ năng bán hàng – Tích lũy vốn đầu tư cho một ý tưởng, 1 hành động, 1 sản phẩm, hay 1 dịch vụ nào đó. Điều này không chỉ dành riêng cho những người buôn bán.
- Kỹ năng quản lý – Thành lập một đội gồm những người có những kỹ năng, tính cách, động cơ và phong cách làm việc khác nhau. Khuyến khích họ hợp tác với nhau để mang lại hiệu quả cao trong công việc.
- Kỹ năng lãnh đạo – Vạch rõ mục tiêu và truyền ý tưởng, cảm hứng cho người khác làm theo một cách nhiệt huyết và tận tình.
- Kỹ năng cố vấn – Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tận tâm và cho họ lời khuyên hữu ích để giúp họ phát triển nghể nghiệp.
KỸ NĂNG ĐẶC BIỆT
Là các kỹ năng về con người mà bạn sẽ không tìm thấy trong bất kỳ mô tả công việc nào. Chúng cũng rất cần thiết cho sự nghiệp thành công của bạn. Tôi gọi chúng là đặc biệt vì chúng là “kiến thức sâu rộng” mà bạn có được từ kinh nghiệm làm việc hoặc từ những người cố vấn. Một số người trải qua sự nghiệp cả đời của họ mà vẫn không nhận thức được một vài kỹ năng trong số những kỹ năng này.
11. Xây dựng mối quan hệ tốt với sếp – Cố gắng làm hài lòng mong đợi của sếp bạn thông qua cách bạn làm việc. Nếu bạn muốn được cho cơ hội để thử sức hay được công nhận năng lực làm việc, thì bạn tập trung phần lớn vào khả năng giao tiếp, đáp ứng mong đợi của sếp và hình thành quan hệ thân thiết với sếp.
12. Kỹ năng tự quảng cáo – Chủ động khéo léo nâng cao kỹ năng và kết quả công việc của bạn cho những người có quyền lực, có sức ảnh hưởng trong tổ chức của bạn biết. Bởi vì sếp của bạn biết bạn làm việc tôt – như thế vẫn chưa đủ. Bạn cần khôn khéo xây dựng danh tiếng của bạn với tất cả những người quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu suất làm việc của bạn. Điều này là vì, đôi khi gặp khó khăn trong công việc, một mình bạn thì không đảm bảo thành công.
13. Kỹ năng làm việc với người khó tính – Bảo đảm công việc vẫn được hoàn thành tốt ngay cả khi làm việc với người mà bạn cho là khó tính.
14. Kỹ năng giải quyết các tình huống khó khăn / không mong muốn – Khả năng giữ bình tĩnh mà vẫn đạt hiệu quả cao trong công việc khi phải đối mặt với tình huống bất ngờ hoặc khó khăn. Điều này cho thấy bạn có óc nhạy bén và khả năng trình bày lưu loát ý tưởng của mình một cách logic, ngay cả khi bạn không chuẩn bị cho cuộc thảo luận hoặc một tình huống nào.
15. Hiểu biết về các chính sách văn phòng – Có khả năng hiểu và đối phó với những sắc thái bất thành văn của nhân viên văn phòng và các công ty dịch vụ nhân sự để bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi sự bất công và cũng để giúp sự nghiệp của bạn tiến xa hơn. Các chính sách văn phòng là một thực tế của cuộc sống. Nếu bạn không có kiến thức về các chính sách văn phòng, bạn có thể sẽ gặp rắc rối trong quá trình làm việc.
16. Kỹ năng tác động / thuyết phục – Có khả năng tác động làm thay đổi quan điểm hay thay đổi quyết định của người khác, nhưng mà họ vẫn nghĩ rằng bản thân họ đã ra quyết định.
17. Kỹ năng đàm phán – Có khả năng hiểu được các động cơ, điểm mạnh của đối tác và đạt được một giải pháp có lợi cho cả hai bên, duy trì các mối quan hệ tương tác trong tương lai.
18. Kỹ năng liên kết mạng – Hãy quan tâm đến các cuộc trò chuyện kinh doanh mà thúc đẩy người ta muốn có trong mạng lưới của bạn. Kết nối mạng càng nhiều và càng mạnh, bạn càng có thể hoàn thành công việc dễ dàng hơn (ví dụ như tìm việc làm, tìm được lời khuyên, tìm đối tác kinh doanh, tìm khách hàng, v,v)
Tôi biết đây là một danh sách khá dài, nhưng chúng tôi ở đây là để giúp bạn. Toàn bộ nôi dung trang web này và tất cả các nguồn của nó được dành riêng để giúp bạn làm việc hiệu quá thông qua việc phát triển các kỹ năng mềm của bạn. Đừng lo lắng nếu hôm nay bạn chưa có tất cả các kỹ năng này và hầu hết chúng ta đều không. Điều quan trọng là phải hiểu tại sao những kỹ năng mềm này lại quan trọng và sau đó tự hỏi bản thân bạn – bạn muốn phát triển kỹ năng nào tiếp theo?Bạn có sẵn sàng để tìm hiểu thêm về kỹ năng mềm nữa hay không? Nếu có thì hãy đăng ký nhận bản tin miễn phí của chúng tôi – “Làm thế nào để Thành công với tư cách như là một nhân viên”. Bài viết độc quyền sẽ được mail cho bạn với những lời khuyên thực tế, chuyên sâu về cách để phát triển các kỹ năng mềm của bạn.
Minh Mỹ
www.facebook.com/Cuocsongdungnghiagroup