Hẳn có bao giờ bạn tự hỏi, thế Digital marketing là cái quái gì mà thời buổi bây giờ ai cũng bám vào nó để làm marketing, trong khi marketing truyền thống bản chất nó đã ăn sâu vào các chiến lược bán hàng và phát triển thương hiệu năm này qua tháng nọ. Thế thì Digital marketing nó đã làm nên phép màu gì để marketing truyền thống phải “nép” qua một bên chia sẻ phần đường cho “kẻ đến sau”
Digital Marketing là gì? (Tiếp thị số):
Việc sử dụng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông, là cách để bạn tiếp cận thị trường để tiếp thị sản phẩm và thương hiệu của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Digital Marketing (Tiếp thị số) là việc sử dụng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông.
Tổng Hợp Các Định Nghĩa Về Digital Marketing
“Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin” – Asia Digital Marketing Association
“Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến định hướng theo cơ sở dữ liệu nhằm mục đích tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng đối tượng với mức chi phí hợp lí” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc. Tham khảo thông tin Khóa Học Digital Marketing
“Digital Marketing là việc quản lí và thực hiện các hoạt động marketing bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử như website, email, iTV, các phương tiện không dây kết hợp với dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.” – Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing
“Digital Marketing đề cập đến nhiều lĩnh vực rộng hơn so với marketing truyền thống, chúng tiếp cận người dùng theo phong cách kĩ thuật số” – Wikipedia.
Như vậy, có quá nhiều khái niệm về Digital marketing, không có khái niệm duy nhất và thống nhất. Song, chung quy lại mà nói, Digital marketing có 3 đặc điểm chính, đó là
Sử dụng phương tiện kỹ thuật số
Tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số
Tương tác được với khách hàng thông qua môi trường kỹ thuật số
Digital Marketing được chia làm hai chiến lược: kéo (pull) và đẩy (push)
Chiến lược đẩy trong Digital Marketing là thông qua các hình thức tương tác như quảng cáo bằng banner trên các website, gửi hàng loạt tin nhắn SMS hoặc e-mail… đến các đối tượng khách hàng để giới thiệu sản phẩm nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm để bán hàng. Chiến lược kéo là phương án căn cơ và dài hạn để tiếp cận khách hàng bằng cách để khách hàng chủ động tìm ra bạn thông qua các hoạt động tìm kiếm website, blog…
Hai chiến lược này có thể sử dụng bổ sung cho nhau. Ví dụ, khi gửi mail cho khách hàng, bạn có thể gửi kèm theo banner quảng cáo hoặc liên kết dẫn đến nội dung có thể download được. Bạn sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc này. Bạn chẳng thể sửa xe bằng tay không được, đúng không? Bạn cần dụng cụ. Digital Marketing sẽ không khả thi nếu thiếu đi các công cụ của nó.
Mục tiêu của Digital marketing trong marketing là gì?
Mục tiêu của Digital marketing đó chính là tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin và gia tăng chuyển đổi bán hàng. Mục tiêu này sẽ được thực hiện dựa trên Kế hoạch chiến lược cụ thể (Strategy plan) và các Kênh digital marketing (Channels) phù hợp. Để có được một Kế hoạch chiến lược, thông thường các marketer sẽ tiến hành 4 bước đi quan trọng nhất đó là
Nghiên cứu thị trường
Xây dựng chiến lược
Triển khai
Đo lường và phân tích
Những công cụ Digital marketing nào phổ biến hiện nay?
Trong một nghiên cứu và khảo sát do Ascend2 công bố vào tháng 12/2016, dựa trên quan điểm của 265 nhà tiếp thị (47% B2B, 35% B2C, 18% cả B2B và B2C). Có khoảng 63% người được hỏi cho biết Trang web của thương hiệu sẽ trở thành một công cụ marketing hiệu quả nhất trong xu thế digital marketing năm 2017. Trong khi 52% nói rằng là Email; 49% là các công cụ đến từ nền tảng Social media và 31% đến từ tìm kiếm Organic.
Các công cụ căn bản và phổ biến của Digital marketing
Website (Trang web)
Email marketing (Tiếp thị qua email)
SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa tìm kiếm)
Social Media (Quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội)
SEM – Search Engine Marketing (Quảng cáo tìm kiếm)
Online PR (PR trực tuyến)
Mobile marketing (Tiếp thị qua điện thoại di động)
Ưu điểm của Digital marketing là gì?
Mang tính tương tác cao: bởi vì các chiến dịch đến từ Digital marketing đều nhận được phản ứng 2 chiều giữa marketer và người dùng, giúp marketer nắm bắt được vấn đề và xử lý nhanh hành vi và phản ứng của khách hàng.
Tính lan tỏa: điều này sẽ mang đến hiệu quả cho chiến dịch, tiết kiệm chi phí, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thể được tiếp thị 24/7/365 ngày.
Xác định rõ phân khúc khách hàng: mỗi công cụ sẽ áp dụng cho một phân khúc khách hàng khác nhau, phù hợp với đặc tính của mỗi khách hàng dựa trên nhắm mục tiêu cụ thể và cùng lúc thông qua các công cụ như Social media, Email, Website, Mobile…
Thế còn khuyết điểm của Digital marketing thì sao?
Tất cả những ưu điểm bên trên đều có thể trở thành khuyết điểm, và nếu bạn là một digital marketer thì nên luôn chuẩn bị trước tâm lý phải đối phó với những “khuyết điểm trốn tránh” này của Digital marketing. Hầu hết các kênh truyền thông của Digital marketing đều được triển khai trên môi trường online (xin được nhấn mạnh là “hầu hết”, không phải là tất cả), marketer phải theo dõi được khách hàng của mình là ai, họ tương tác những gì và họ đang đi lan truyền những gì về sản phẩm, thương hiệu của mình. Có thể hôm nay họ vui họ sẽ khen chiếc váy bạn đang bán rất đẹp, nhưng ngày mai họ buồn họ lại nói thái độ tư vấn mua hàng của nhân viên rất tệ… điều này dẫn đến Digital marketing là một con dao hai lưỡi mà các marketer cần phải lưu ý.
S.T Bảo Ngọc