Bạn không thể gây dựng được các mối quan hệ công việc tốt nếu không cởi mở với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cởi mở chia sẻ cũng cần phải khéo léo. Không phải chuyện gì bạn cũng có thể đem ra “tâm sự” với các đồng nghiệp đâu nhé, bởi chính bạn còn không thể kín miệng thì làm sao bạn có thể “bắt” họ giữ bí mật điều bạn nói. Bởi lẽ, việc tiết lộ những điều không nên có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn.
1/ Blog hoặc những trang mạng xã hội
Những gì bạn nói trên mạng xã hội hoặc trong blog cá nhân của bạn đều có thể phá hủy sự nghiệp của bạn. Nó nguy hiểm hơn nhiều so với những gì bạn “buôn” với đồng nghiệp. “Bình luận trực tuyến có thể được nhìn thấy bằng mắt. Sự bột phát khi gặp phải một ngày làm việc tồi tệ, một ông sếp tồi… sẽ “giết chết” sự nghiệp của bạn khi bạn viết hết ra chỉ để giải tỏa cơn giận”.
2/ “Lương bạn bao nhiêu?”
“Câu hỏi này không chỉ thiếu chuyên nghiệp, mà còn thiếu tế nhị” – Randall nói.
Bạn đã bao giờ “được” ai đó hỏi thăm “lương lậu thế nào?” (hay một câu tương tự) mà chột dạ và không biết trả lời ra sao? Tiền lương phản ánh sự đánh giá của công ty dành cho những đóng góp của từng cá nhân trong công việc và còn phản ánh cả khả năng tài chính của chính công ty đó.
Không kể những vị trí và công việc thuộc biên chế nhà nước, đã được quy định cụ thể cho từng đối tượng và tuổi nghề, mức lương trong các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài dao động rất khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố nên muốn tò mò một chút, người ta không có cách nào khác là phải “hỏi thăm” nhau.
Trong những mối quan hệ xã giao của một xã hội văn minh, mọi người luôn cố gắng để không làm tổn thương đến người đối diện, vì vậy để không gặp phải tình huống trở thành người “kém văn minh”, tốt nhất nên không hỏi về mức lương của người khác. Khi buộc hỏi, làm việc đó chúng ta có quyền không trả lời.
3/ Than phiền, khiếu nại về công việc
Than phiền triền miên về khối lượng công việc, mức độ căng thẳng… Đừng bao giờ hành động như vậy. Nếu bạn không đồng ý với chính sách và thủ tục của công ty, hãy gửi những khiếu nại này lên người quản lý bạn hoặc thậm chí là sếp.
Công sở đôi khi cũng giống như một trường học, với những phe cánh, những cuộc “buôn chuyện” và những đồng nghiệp thích “chơi xấu” người khác. Bất cứ người nào mà bạn định “buôn dưa lê, bán dưa bở” đều có thể là người bán đứng bạn. Bạn không nên “buôn dưa lê” vì hôm nay bạn nói xấu người khác ngày mai bạn có thể trở thành nạn nhân của những trò “chơi xấu” chốn công sở.
5/ Tiết lộ những điều riêng tư
Không bao giờ tiết lộ những điều riêng tư trong cuộc sống cá nhân của bạn (như quan hệ giữa vợ chồng). Đồng nghiệp có thể và sẽ sử dụng những thông tin đó để chống lại bạn.
6/ “Tôi đang tìm việc mới. Bạn có biết ai đang tuyển người không?”
“Chia sẻ điều này với đồng nghiệp có thể khiến họ tách biệt bạn vì biết rằng bạn sẽ không là thành viên của nhóm nữa”
“Họ cũng có thể vô tình làm rò rỉ thông tin với sếp bạn và bạn có thể phải nghỉ việc sớm hơn dự định”.
7/ Có cái nhìn tiêu cực về đồng nghiệp
Nếu bạn không đồng ý với lối sống của đồng nghiệp như phong cách ăn mặc hay khả năng chuyên môn, hãy trực tiếp phản ảnh với người đó hoặc không hãy giữ kín điều này cho riêng mình.
8/ Tranh luận về chính trị hoặc tôn giáo
“Con người đều hăng hái và đam mê khi nói về hai chủ đề này”. Bạn có thể xa lánh một đồng nghiệp hoặc bị đồng nghiệp khác xem là người tiêu cực vì đối lập với ý kiến của họ. Vì vậy tốt nhất không nên bình luận.
S.T Bảo Ngọc