Trong hoạt động bán hàng, kinh doanh người sale luôn gặp những khách hàng đa dạng về tính cách,hình thái thể hiện khác nhau trong mỗi cuộc nói chuyện trao đổi thương thuyết về sản phẩm dịch vụ, Để trở thành người nhân viên bán hàng giỏi và thành công thì cần biết tính cách là kiểu khách hàng nào để có những kỹ năng giao tiếp, ứng xử và thuyết phục khách hàng hiệu quả. Dưới đây là 7 cách để bán hàng thành công.
1/ Nếu làm khách hàng cười, chúng ta có thể sẽ làm khách mua hàng.
Một trận cười thoải mái sẽ làm cho chúng ta và khách hàng gần nhau hơn. Do đó nếu biết cách hài hước và hài hước đúng chỗ, chúng ta sẽ tạo ra một không khí tình bạn, thư giãn và cởi mở. Chúng ta chỉ sử dụng khiếu hài hước khi hiểu rõ về sản phẩm của mình, về khách hàng, công việc của họ cũng như làm chủ được nghệ thuật bán hàng. Khi bán hàng, chúng ta thực hiện công việc của mình trong giây lát, nhưng nếu kết bạn, chúng ta có được một mối quan hệ cả đời. Luôn nhớ rằng “khi mọi thứ đều như nhau, khách hàng sẽ muốn mua hàng của bạn mình”, và “khi mọi thứ không ngang bằng nhau, khách hàng vẫn muốn mua hàng của bạn mình”.
2/ Tạo động lực cho chính mình.
Chúng ta là người quyết định ngày hôm nay là ngày tồi tệ hay tích cực. Chúng ta phải định cho mình một triết lý sống đúng đắn, và hình thành thái độ đồng thuận. Kết quả quan trọng nhưng nỗ lực và việc bán hàng còn quan trọng hơn. Khi đã xác định được điều cần phải làm, chúng ta phải thật sự tiến hành. Hãy nghĩ tới bản thân mình, học cho bản thân mình, làm việc cho bản thân mình, và làm mọi việc với sự cố gắng tối đa.
3/ Phải gặp cho được người có quyền quyết định.
Điều đầu tiên chúng ta nhất định cần làm với khách hàng, trước khi phải lo lắng về việc bán hàng, hay đơn đặt hàng, là xin được một cuộc hẹn của khách. Khi nói chuyện với khách hàng, không nói về sản phẩm mà hãy nói về cuộc hẹn. Không có cuộc hẹn là cuộc bán hàng không đạt được tiến triển nào đáng kể. Người mà chúng ta cần hẹn, hơn ai hết, chính là người có quyền quyết định. Trong nhiều trường hợp chúng ta phải gặp những người trung gian trước khi gặp sếp có quyền quyết định. Nhưng chúng ta không được chấp nhận câu nói ”Hãy trình bày với tôi, tôi sẽ trình lại với sếp và báo cho bạn kết quả”. Đó là câu từ chối.
Bằng mọi cách, chúng ta phải kiên định để xin gặp người có quyền quyết định. Trong cuộc gặp đó, chúng ta sẽ là người trình bày trực tiếp đến người quyết định và giải đáp mọi câu hỏi quan trọng của họ.
Trong một số trường hợp chúng ta gọi nhưng người khác không trả lời, hãy gọi lại. Hãy để lại tin nhắn với lý do có giá trị để họ gọi lại cho mình.
4/ Tạo ra sự thân thiện
Hãy giao tiếp với sự thân thiết , trò chuyện với khách hàng tuyệt đối không sử dụng giọng điện ” kiểu mẫu bán hàng”. Nó chỉ là những lời thuyết phục sáo rỗng , mang tính chất khẩu hiệu rập khuôn không thích hợp với môi trường bán hàng chuyên nghiệp ngày nay.
5/ Bán hàng là xây dựng mối quan hệ.
Tỷ lệ thành công của chào bán hàng cho người lạ dù là bằng điện thoại hay trực tiếp đều rất thấp. Thay vào việc bán hàng cho người lạ, hãy xây dựng mối quan hệ: bạn bè, người quen, bạn của bạn bè, người quen của bạn bè… Chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ tại những nơi sau: các sự kiện cộng đồng, doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp, các hiệp hội, các lớp học, cộng đồng dân cư, sự kiện văn hóa, triển lãm thương mại, câu lạc bộ thể thao, các sự kiện thể thao, phụ huynh của bạn bè của con, làm quen trên máy bay, kết bạn trên mạng xã hội… Bán hàng trực tiếp hiệu quả hơn nhiều lần so với bán hàng qua điện thoại. Điện thoại chỉ nên dùng để đặt hẹn.
6/ Giá trị quan trọng hơn gấp nhiều lần so với giá cả.
Hãy thể hiện cho khách hàng biết giá trị của sản phẩm, của giải pháp. Giá trị là những gì sản phẩm thật sự đem lại cho khách hàng. Khi mua sản phẩm của chúng ta, khách hàng sẽ có được những tiện ích lớn lao nào, sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian, sẽ không lo lắng… Đó là giá trị của sản phẩm. Còn giá cả là số tiền mà khách hàng phải trả. Làm cho khách hàng nhận biết giá trị thật sự của sản phẩm là điều hết sức quan trọng. Tin tốt là chỉ có 30-40% khách hàng mua theo giá cả, và có đến 60-70% khách hàng mua theo giá trị. Chúng ta là người bán hàng chuyên nghiệp nhưng hãy học cách trò chuyện hết sức thân thiện với khách hàng và những người khác. Hãy kết bạn với khách hàng trước khi chúng ta bán hàng cho họ. Kết bạn, tạo lòng tin rồi mới nói về công việc của chúng ta, nói về giá trị sản phẩm.
7/ Cạnh tranh từng ly, từng tấc
Giống như các vận động viên chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng bậc thầy phải cạnh tranh từng ly, từng tấc. Họ sắp xếp nhiều cuộc hẹn hơn, chuẩn bị nhiều kế hoạch hơn và làm việc siêng năng hơn những nhân viên bán hàng khác. Họ chú ý tới từng chi tiết. Không có ai đánh máy thư thay họ, và họ cũng chẳng bao giờ mang theo bút máy trong túi áo sơmi. Họ làm việc chuyên nghiệp trong từng động tác vì họ ý thức được rằng chỉ “sẩy một ly” sẽ “đi một dặm”.
S.T Bảo Ngọc