Thất bại luôn gây cảm giác chán chường và mệt mỏi, và sau đó bạn thường tự nhủ sẽ cẩn trong hơn? Nhưng cái bóng của sai lầm quá lớn cản trở bạn vượt qua. Đừng để cuộc đời bạn ảnh hưởng với những cảm xúc không đáng có này. Hãy dừng lại và tiêu diệt thứ cảm xúc tiêu cực đáng ghét tiềm ẩn trong bạn ngay lập tức.
Đừng bào chữa
Nguyên nhân sâu xa gây ra cảm xúc tiêu cực là sự bào chữa. Bạn có cảm giác yếu đuối khi tự bào chữa với bản thân hoặc với người khác rằng bạn có quyền tức giận hay thất vọng. Thường những người giận dữ phạm lỗi luôn miệng trình bày đủ lý do để giải thích. Chừng nào bạn còn tự bào chữa cho bản thân, cảm xúc ấy còn kiểm soát và chi phối suy nghĩ của bạn theo hướng xấu đi.
Rất nhiều người không thành công mắc phải căn bệnh tinh thần này- tạm gọi là “tự bào chữa”. Khi căn bệnh này trầm trọng, chắc chắn người đó sẽ chuốc lấy thất bại.
Để duy trì cảm xúc tích cực, hãy loại bỏ chỉ trích, phàn nàn hay lên án người khác về bất cứ việc gì. Khi làm được điều này, bạn đã kích thích cảm xúc tích cực trong mình trỗi dậy. Ngược lại, giữ thái độ khó chịu đã để mặc cho cảm xúc tiêu cực chi phối bản thân và cùng lúc cho người khác kiểm soát suy nghĩ của bạn. Đây không phải là điều khôn quan. Hãy nhớ- chính bạn là kiến trúc sự tạo ra số phận của chính mình
Đừng đổ lỗi cho người khác về những rắc rối của bạn. Khả năng thực hiện ước mơ tỷ lệ thuận với khả năng tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống. Khi trách người khác, đồng nghĩa việc bạn chối bỏ trách nhiệm. Đừng trao cho người khác quyền kiểm soát phần cuộc sống đó của mình.
Hãy bắt đầu thôi viện cớ hay bào chữa cho hành vi của chính mình. Nếu bạn phạm sai lầm, hãy nói câu xin lỗi và bắt tay ngay vào việc sửa sai.
“Chẳng ai có thể làm cho bạn cảm thấy thấp hèn hơn nếu không có sự cho phép của bạn”- (Eleanor Roosevelt)
Đừng có lý giải thiệt hơn
Khi được sếp giao công việc cho đội nhóm, bạn thường mang tâm lý tìm lý do tránh bị thiệt thòi. Bạn tìm cách né tránh hoặc tìm một điểm tích cực nào đó trong hành vi để thuyết phục mọi người. Bạn tự mình vào vị trí nạn nhân, và biến người khác vào vị trí “kẻ áp bức”. Cách ứng xử này sẽ tiếp tục giam giữ cảm xúc tiêu cực luôn tồn tại trong con người bạn. Dừng việc lý giải thiệt hơn và bắt đầu đổi mới bản thân khi chưa muộn bạn nhé.
Chịu trách nhiệm cá nhân
Tất cả các khó khăn đều có lý do để giải thích. Có thể tại thời điểm xảy ra bạn không nhìn thấy hay thấu hiểu được. Liều thuốc tốt nhất giải quyết mọi cảm xúc tiêu cực là chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm cá nhân. Nếu bạn tự hoá giải cảm xúc trên và kiểm soát cuộc đời mình bằng ý thức ” TỘI TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM!” mỗi khi giận dữ, hay thất vọng. Bạn càng nhận trách nhiệm đối với bản thân bao nhiêu, khả năng tự làm chủ chính mình, sự mạnh mẽ, tự tin cũng tăng lên tương ứng.
Vượt lên ý kiến của người khác
Làm vừa lòng tất cả mọi người là điều không thể. Bạn chỉ mất thời gian và kiệt sức trong bế tắc. Việc quá quan tâm hay nhạy cảm với cách người khác cư xử cũng gây nên cảm xúc tiêu cực. Một số người hình thành hình ảnh bản thân qua cảm nhận của người khác. Khi những ý kiến này tiêu cực thì ngay lập tức họ bị cuốn vào cảm xúc giận dữ, tự ti, bối rối.
Thách thức lớn nhất trong cuộc sống là tin vào bản thân bạn. Hãy là chính mình, mọi người sẽ chấp nhận con người thật của bạn.
S.T Bảo Ngọc