1/ Vận động
Hầu hết chúng ta đều biết rằng tập thể dục rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trong vài thập kỷ qua, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thậm chí còn hiệu quả hơn thuốc men. Duy trì tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, tăng cường lòng tự trọng, giải phóng năng lượng, và tăng cường mức độ dẻo dai. Trong thời gian tập thể dục, cơ thể tiết ra chất gọi là endorphins tương tác với các thụ thể trong não để gây ra cảm giác hưng phấn và giảm nỗi đau thể xác.
2/ Tìm hiểu làm thế nào để tự làm dịu bớt căng thẳng
Khi chúng ta đang phải đối mặt với một tình huống gây lo âu, hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể tự động kích hoạt những thay đổi sinh lý. Hơi thở của chúng ta nhanh hơn, chất adrenaline tiết ra, và tim của chúng ta bắt đầu co thắt. Cơ chế này tồn tại tự nhiên – được gọi là phản ứng phản kháng – giúp chúng ta thoát khỏi sự thật, trường hợp khẩn cấp đe dọa sự sống. Tuy nhiên, khi mối đe dọa chỉ là tưởng tượng, phản ứng này sẽ không còn cần thiết nữa, thậm chí gây khó chịu cho bạn.
Các liệu pháp làm giảm trạng thái căng thẳng:
Tự nói chuyện tích cực
Nếu một đứa trẻ nói với bạn nó rất lo lắng chuyện phải đến trường vào ngày hôm sau, bạn sẽ nói gì? Chỉ khi bạn là một kẻ mất trí hay vô tâm mới nói những lời lẽ quát tháo, thay vào đó, một lời động viên và khích lệ lúc này là điều nên làm để giúp bọn trẻ an tâm hơn. Điều này là do trực giác của chúng ta biết làm thế nào để giúp đỡ người khác chiến đấu với căng thẳng đôi khi tốt hơn so với bản thân chúng ta. Để gia tăng sự thoải mái tinh thần, bắt buộc phải luyện tập sự yên tâm và tự nói chuyện thực tế. Khi lo lắng, thực hành tự nói những cụm từ như:
“Cảm giác này sẽ qua đi”;
“Tôi sẽ vượt qua điều này”;
“Ngay bây giờ tôi đang an toàn”;
“Bây giờ tôi đang cảm thấy lo lắng, nhưng tôi có quyền khiến bản thân mình bình tĩnh”;
“Tôi có thể cảm thấy nhịp tim của tôi chậm lại”.
Thư giãn cơ bắp
Căng thẳng khiến cho cơ bắp của chúng ta thắt chặt và trở nên căng cứng. Để cơ thể được thư giãn, thoải mái nhất thì bạn nên thả lỏng cơ bắp và bắt đầu từ các nhóm cơ lớn nhất.
Thở bằng cơ hoành
Một trong những cách hiệu quả nhất để kích hoạt phản ứng thư giãn là giảm nhịp tim. Vì chúng ta không thể tự thay đổi nhịp đập, cần có các biện pháp hữu hình hơn. May mắn thay, nhịp tim nhanh có thể được hạ xuống với các kỹ thuật thở sâu. Giải pháp thường được sử dụng nhất là thở ra bằng cách thắt cơ hoành, cơ ngang ngực nằm ngay phía trên khoang bụng.
3/ Kiểm tra chế độ ăn uống của bạn
Những gì chúng ta ăn và uống cũng phần nào tác động đến trạng thái cảm xúc của chúng ta. Thực phẩm khiến tình trạng căng thẳng trở nên trầm trọng hơn là loại thức ăn có chứa caffeine và nồng độ cồn cao. Thậm chí dù tiêu thụ với số lượng nhỏ, các nghiên cứu đã cho thấy rằng những tác động kích thích của caffeine có thể gây ra sự lo lắng, gây ra các cơn hoảng loạn, và tăng cảm giác căng thẳng và khó chịu. Cà phê, cola, sô – cô – la thường chứa một lượng caffeine nhất định cũng gây nên các triệu chứng như cơ thể run rẩy, choáng váng… Đây cũng giống như chất gây nghiện nếu loại bỏ đột ngột caffein ra khỏi chế độ ăn uống có thể dẫn đến các hiện tượng đau đầu, bồn chồn, khó chịu, vì thế nên giảm dần lượng tiêu thụ từ từ.
Sự mất cân bằng của các vi khuẩn trong đường ruột cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến sự lo âu và rối loạn tâm trạng khác. Các nhà nghiên cứu tại Đại học McMaster tìm thấy bằng chứng cho thấy sự cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột của bạn có thể liên quan đến tâm trạng của bạn hơn bất kỳ yếu tố đóng góp khác.
4/ Hãy nhớ rằng: Điều gì rồi cũng sẽ qua
Một ngày bạn phải đối mặt với biết bao nhiêu công việc, từ việc nhà cho đến việc ở công ty khi sếp của bạn muốn có bản báo cáo tiến độ công việc, ai cũng không thể tránh khỏi áp lực và căng thẳng. Nếu phải chịu đựng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng lo lắng, sợ hãi, khó thở, tức ngực, đau dạ dày. Bạn nên nhận thức được rằng đó là trạng thái cảm xúc phổ biến mang tên: sự lo âu, nhưng hãy nhớ rằng điều gì rồi cũng sẽ qua. Thay vì gồng mình lên chiến đấu, bạn nên học cách chấp nhận thì mọi thứ sẽ trở nên dễ thở hơn rất nhiều.
5/ Ngủ đủ giấc
Gần như tất cả mọi người đều cảm thấy một chút cáu kỉnh sau một đêm khó ngủ. Giấc ngủ bị gián đoạn thường phổ biến ở nhiều dạng rối loạn cảm xúc và rất khó để biết được thứ gì bắt đầu đầu tiên – căng thẳng hay mất ngủ. Một nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania cho thấy mất ngủ chỉ một vài giờ cũng làm tăng cảm giác căng thẳng, giận dữ, buồn bã, và kiệt sức.
“Mọi người thường nghĩ rằng hạnh phúc là một sự may mắn, như thể là từ trên trời rớt xuống, nhưng thật ra hạnh phúc là kết quả của nỗ lực cá nhân. Bạn chiến đấu giành lấy nó, phấn đấu cho nó, đeo đuổi nó, và đôi khi thậm chí du lịch vòng quanh thế giới để tìm kiếm nó. Bạn phải hoạt động không ngừng nghỉ.” – Elizabeth Gilbert.
S.T Bảo Ngọc