0912232334

NHỮNG CÁCH ĐỂ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP

Bạn có thể là người thông minh nhất trong văn phòng với những ý tưởng và chiến lược tốt. Tuy nhiên, nếu không sở hữu kỹ năng giao tiếp, bạn rất khó thành công. Giao tiếp hiệu quả là một trong những kỹ năng sống mà con người cần phát triển. Thế nhưng, chúng ta lại ít khi quan tâm đến điều này. Dù cho bạn muốn cải thiện khả năng giao tiếp của mình hay phát biểu những ý kiến quan trọng trong công việc thì những mẹo sau đây sẽ là một công cụ hữu ích cho bạn đấy.

1/  LẮNG NGHE

Kiến thức là sức mạnh. Hiểu nhiều về những suy nghĩ cũng như khả năng nhận thức của người nghe, bạn sẽ càng kết nối và bắt chuyện với họ dễ dàng hơn. Điều đó khó có thể làm được nhưng chúng ta biết rằng một cuộc trò chuyện tuyệt vời là khi mọi người lắng nghe nhau và cùng chia sẻ. Và nếu phong cách của bạn khiên ta cảm thấy khó chịu thì chí ít họ vẫn sẽ lắng nghe bạn nói gì như cách mà bạn đã làm với người khác

 

2/ NÓI CHUYỆN RÕ RÀNG

Đó là chía khóa giúp cải thiện bài thuyết trình của bạn. Hãy tập trung nói một cách rõ ràng và chậm rãi, đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy bạn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái. Biểu hiện của bạn cũng cần phù hợp với ngôn từ bạn sử dụng và mọi người sẽ có khả năng kết nối với bạn và hiểu rõ nội dung hơn. Một trong những yếu tố có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp là bạn luôn phải nói rõ ràng tránh nói lí nhí vì đó dấu hiệu của sự thiếu tự tin làm người nghe cảm thấy khó chịu.

3/ NÓI NGẮN GỌN – KHÔNG NÓI VÒNG VO

Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.

4/ TRÁNH NÓI ẬM Ừ

Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Ùm, À và Ờ sẽ không cải thiện một chút nào cho tình trạng giao tiếp hằng ngày hoặc trong công việc của bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình. Hãy quên chúng đi để cuộc nói chuyện của bạn trở nên tự tin và tự nhiên hơn. Những cái ấp úng đó khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp chứ không phải là ai khác.

5/ NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn. Thói quen sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện cũng là cách hữu hiệu giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Giáo sư Đại học Harvard – Amy Cuddy – khẳng định, vị trí các bộ phận trên cơ thể con người có thể gây ra phản ứng hóa học, giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp đồng và tác động mạnh đến người nghe.

Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.

6/ LIÊN LẠC QUA ÁNH MẮT

Giao tiếp bằng mắt tốt là kỹ năng mà mỗi người nên trau dồi, bởi nó mang lại những lợi ích to lớn. Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn. Thường xuyên giao tiếp bằng mắt không chỉ khiến bạn trông có vẻ hấp dẫn hơn rất nhiều trong mắt đối phương mà còn cải thiện chất lượng của sự tương tác đó. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự thân mật trong cuộc nói chuyện và khiến đối phương có cái nhìn tích cực hơn về sự tương tác cũng như cảm thấy kết nối hơn với bạn.

7/ NỤ CƯỜI

Nụ cười cũng là một kỹ năng giao tiếp quan trọng. Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là thể hiện sức mạnh hoặc truyền đạt thông tin. Ai giữ được nụ cười trên môi, chứng tỏ trong lòng họ còn có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Một nụ cười trong giao tiếp sẽ tạo cho họ thiện cảm, xóa bỏ dần những chướng ngại về tâm lý. Chính nụ cười sẽ là chìa khóa xây dựng cho bạn thêm một hay thậm chí là nhiều mối quan hệ xã hội mới.

8/ TẠO SỰ THÂN MẬT

Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.

9/ LUYỆN TẬP THƯỜNG XUYÊN

Bạn phải luyện tập thường xuyên ngay cả khi bản thân không thấy tự tin. Bạn có thể đọc sách, tham gia các cuộc hội thảo và phải tự thoát ra khỏi cái ngưỡng an toàn do mình đặt ra để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Thói quen này có thể giúp bạn đạt được thành công, tiến xa hơn trong tương lai.

S.T Bảo Ngọc

Not found