Khi các công ty tuyển dụng vị trí lãnh đạo, họ tìm kiếm những người có phẩm chất tương tác tốt với các đồng nghiệp, khách hàng và những người khác ở nơi làm việc và cả bên ngoài xã hội. Những người trong vai trò lãnh đạo bắt buộc phải đặt con người lên trên hết. Ngoài ra, Các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có chỉ số trí tuệ xúc cảm cao, sự kiên nhẫn, và kiến thức về nguồn nhân lực, để chăm sóc cả nhân viên và công ty.
Dưới đây là danh sách các kỹ năng lãnh đạo và phẩm chất mà trong sơ yếu lý lịch, thư xin việc, đơn xin việc và phỏng vấn nên đề cập đến. Những kỹ năng này sẽ thay đổi tùy theo công việc mà bạn xin, do đó bạn cũng cần xem lại danh sách các kỹ năng được liệt kê theo công việc và loại kỹ năng.
Năm kỹ năng quan trọng nhất của vị trí lãnh đạo mà nhà tuyển dụng tìm kiếm
1.Giao tiếp:
Kỹ năng Giao tiếp đối với 1 nhà lãnh đạo là kỹ năng cơ bản nhất để anh ấy có thể lãnh đạo một cá nhân hay cả một tập thể. Kỹ năng đó không chỉ đơn thuần là chia sẻ ý tưởng, hoặc truyền tải thông tin, mà đó còn lả khả năng quan hệ, tương tác tốt với các nhân viên cấp dưới . Đây là kỹ năng quan trọng nhất trong số các kỹ năng khác.Một người lãnh đạo giỏi sẽ thể hiện mình rõ ràng, nghĩa là rõ ràng và dứt khoát trong lời nói và hành động, nhằm giúp cấp dưới hiểu chính xác nhiệm vụ mà họ sẽ hoàn thành. Ngoài ra, người giao tiếp tốt cũng cần phải biết lắng nghe – Điều này có thể còn quan trọng hơn nhiều.
2.Giao tiếp phi ngôn ngữ
Là một người giao tiếp tốt có nghĩa là người có khả năng truyền đạt tốt bằng văn bản và bằng lời nói. Một người giao tiếp xuất sắc có thể truyền đạt được cảm hứng cho cấp dưới, ngay cả khi họ không nói gì. Ngôn ngữ cơ thể và vẻ mặt thường có thể truyền đạt nhiều hơn bằng lời. Nhà tuyển dụng thường sẽ tìm kiếm những ứng cử viên điềm đạm, cởi mở, lạc quan và tích cực. Vì người có những đặc điểm này sẽ là người rất giỏi về giao tiếp phi ngôn ngữ
3.Huấn luyện
Quản lý con người có nghĩa là hỗ trợ cấp dưới, nghĩa là không chỉ giúp họ làm việc tốt mà còn giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp. Đôi khi giúp họ cải thiện tư duy để nhạy bén hơn trong công việc, hỗ trợ họ trong việc phát triển phong cách giao tiếp của riêng họ. Bất kể công việc là gì, một nhà lãnh đạo giỏi cũng cần phải áp dụng tư duy huấn luyện. Trách nhiệm của huấn luyện viên là khuyến khích, hỗ trợ, cổ động, đào tạo, lãnh đạo.
4.Chỉ đạo
Chỉ đạo là một khía cạnh không thể tách rời của công việc lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo nên chỉ dẫn một cách rõ ràng và truyền đạt chúng sao cho hiệu quả nhất. Chỉ đạo không chỉ đơn thuần là ra lệnh, “làm X trước ngày X”, mà chỉ đạo còn bao gồm cả hướng dẫn, tư vấn, lập kế hoạch, và giữ một thái độ tích cực ngay cả khi ai đó tỏ ý chống đối.
5.Xây dựng mối quan hệ
Cùng với việc giao tiếp và huấn luyện, việc xây dựng mối quan hệ có thể tạo ra hoặc phá vỡ một nhà lãnh đạo.Nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết ngoại giao là rất quan trọng, nên họ sẽ tích cực làm việc để xây dựng các hiệp hội riêng tư cũng như thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh với cộng đồng. Xây dựng mối quan hệ có thể đơn giản như ghi nhớ một số thông tin cá nhân nhất định về người khác, và thỉnh thoảng hỏi thăm về những điều đó. Hoặc, có chủ đích hơn bằng cách tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và nỗ lực xây dựng nhóm riêng. Tóm lại, xây dựng mối quan hệ là phải thực tế, và thực sự kết nối với người khác theo cách mà tạo ra một cảm giác quen thuộc, và hòa đồng.Có rất nhiều cơ hội lãnh đạo trong hầu hết các ngành công nghiệp. Nếu bạn có một số đặc điểm này, cùng với khả năng đánh giá tốt, trung thực và hài hước, thì vị trí lãnh đạo rất phù hợp với bạn.
Bạn có thể làm gì với Danh sách này?
Hãy xem xét các nhà quản lý giỏi mà bạn đã làm việc trong lĩnh vực của bạn – họ có những kỹ năng nào trong danh sách này? Hãy xem các quảng cáo việc làm trong lĩnh vực của bạn cũng như xem kỹ năng lãnh đạo nào được nhắc đến nhiều. Việc này sẽ giúp bạn biết các kỹ năng bạn nên nhấn mạnh trong thư xin việc, lý lịch, và trong các cuộc phỏng vấn.Danh sách này cũng giúp bạn bổ sung thêm những kỹ năng mà bạn còn thiếu sót. Nếu bạn sở hữu đầy đủ những kỹ năng trên, hãy tự hỏi mình liệu có nên phát triển nó hay không. Thực tế, không một ai có thể có được tất cả các kỹ năng trong danh sách này. Hơn nữa, không phải tất cả các kỹ năng trên đều có ý nghĩa trong mọi lĩnh vực.
Làm thế nào bạn có thể xây dựng kỹ năng lãnh đạo?
Bạn không cần phải là cấp quản lý hoặc giám sát các dự án hay con người mới có thể trau dồi và thực hiện các kỹ năng lãnh đạo. Bạn vẫn có thể phát triển các kỹ năng này trong công việc, bằng cách làm theo các chiến lược sau:
- Chủ động: Nhìn xa hơn những nhiệm vụ về mô tả công việc của bạn, nghĩa là hãy suy nghĩ lâu dài về những gì sẽ có lợi cho bộ phận của bạn và công ty. Cố gắng tìm ra ý tưởng và thực hiện công việc mỗi ngày mỗi tốt hơn.
- Đề nghị nhận trách nhiệm nhiều hơn: Khi mới bắt đầu công việc, bạn có thể sẽ không muốn nhận thêm bất kỳ trách nhiệm nào khác ngoại trừ công việc hiện tại của bạn, nhưng khi bạn quen với công việc được một thời gian, bạn nên chia sẻ với sếp của bạn rằng bạn mong muốn phát triển khả năng lãnh đạo của mình. Hãy hỏi ông ấy xem liệu bạn có thể giúp được gì? Có bất kỳ dự án nào xắp tới mà cần một người nhiệt huyết không?Có bất kỳ công việc nào mà bạn có thể san sẻ phần nào công việc của sếp bạn hay không?
- Nhắm đến các kỹ năng cụ thể: Nếu bạn có một kỹ năng cụ thể mà bạn muốn phát triển – cho dù đó là tư duy sáng tạo hoặc giao tiếp – Hãy lên kế hoạch nâng cao khả năng của bạn trong lĩnh vực này. Ví dụ tham gia một lớp học, tìm kiếm chuyên gia để được giúp đỡ, đọc sách, hoặc đặt ra một mục tiêu nhỏ buộc bạn phải sử dụng kỹ năng này. Trò chuyện với người quản lý và đồng nghiệp, cũng như bạn bè bên ngoài văn phòng, để giúp phát triển kế hoạch của bạn cũng chính là phát triển kỹ năng đó của bạn.
Minh Mỹ.