0912232334

KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI SẾP TRẺ HƠN NHÂN VIÊN

Một trong những nguyên nhân gây nảy sinh mâu thuẫn ở môi trường công sở hiện nay chính là sự khác biệt thế hệ. Việc bạn làm việc với sếp trẻ và tài giỏi đã không còn là chuyện hiếm. Luôn có những thách thức liên quan đến sự khác biệt thế hệ tại nơi làm việc, nhưng với một số cá nhân thì làm việc hiệu quả với quản lý trẻ được cho là đặc biệt khó khăn. Nếu bạn lớn tuổi hơn sếp của mình, thì dưới đây là một số kỹ năng làm việc với sếp trẻ hơn nhân viên, bạn nên lưu tâm trong cách ứng xử tại nơi làm việc.

1/ Thái độ tôn trọng

Tôn trọng là nguyên tắc ứng xử hàng đầu duy trì mọi mối quan hệ nói chung. Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ khi sếp trẻ hơn so với bạn là thể hiện thái độ tôn trọng. Không phải nghiễm nhiên họ được trao cho giữ những vị trí quản lý cấp cao khi tuổi đời còn trẻ. Điều đó chứng tỏ họ có khả năng, kinh nghiệm và uy tín với cấp trên, cho nên đòi hỏi bạn phải có sự lắng nghe, thấu hiểu khi làm việc chung, ngay cả khi bạn không thích điều đó. Bạn là người trẻ tài giỏi, có học vấn và năng lực. Điều đó đã được chứng minh bằng những thành tích trong công việc bạn đạt được trước đó. Nếu bạn không ngẩng cao đầu với tư thế của một người xứng đáng ở vị trí này, nhân viên của bạn sẽ cho rằng bạn là người yếu kém và non nớt.

Ngược lại, bạn cũng đừng cư xử như một người biết hết mọi thứ chỉ bởi vì bạn là cấp trên. Hãy luôn thể hiện sự tôn trọng với những năm kinh nghiệm của cấp dưới và lắng nghe những lời khuyên của họ.

2/ Lắng nghe và cho nhân viên khoảng không gian tự do trong công việc

Hãy quan tâm trọn vẹn đến các nhân viên lớn tuổi của bạn (ví dụ, đừng nhắn tin khi họ đang nói chuyện với bạn) và cố gắng hiểu quan điểm cũng như suy nghĩ của họ. Bạn có thể đưa ra các yêu cầu nhưng hãy ý thức rõ ràng về nhu cầu tự do của họ. Những nhân viên này đã làm công việc của mình trong nhiều năm và họ có thể bị xúc phạm khi một cấp trên trẻ tuổi hơn tham gia vào từng bước trong cả quá trình.

3/ Hãy linh hoạt và hợp tác

Giữ một tâm trí cởi mở và linh hoạt là điều quan trọng khi có sự khác biệt tuổi tác giữa bạn và sếp. Cụ thể, bạn có thể thích thảo luận công việc trong các cuộc họp, nhưng cấp trên lại thích xử lý thông tin, giao việc thông qua văn bản, email hay các phương tiện kết nối hiện đại khác. Điều này có thể tạo ra những khó khăn lúc đầu nhưng hãy cố gắng tạo cho mình thói quen sử dụng thư điện tử trong quá trình trao đổi, thực hiện các tương tác để chứng tỏ bạn luôn cố gắng đổi mới chính mình và thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Việc không linh hoạt và không nỗ lực thích nghi chỉ khiến mọi người nghĩ bạn là kẻ cứng đầu và lỗi thời. Thay vào đó, hãy cố gắng thay đổi bản thân để phù hợp với phong cách quản lý của sếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể học hỏi từ sếp những kiến thức, phương thức làm việc mới, thông qua đó, bạn có thể tự nâng bản thân lên một tầm cao mới.

4/ Tuổi tác chỉ là một con số

Tuổi tác chỉ là một con số, nó thực sự không hề quan trọng miễn là cấp trên của bạn có khả năng quản lý tốt, mang đến niềm đam mê, động lực thúc đẩy thành công cho cả nhóm và công ty. Hãy cùng cố gắng, nỗ lực làm việc để góp phần vào sự phát triển chung, bạn sẽ thấy tuổi tác không còn là vấn đề lớn lao.

5/ Tập trung vào mục tiêu chung

Điều quan trọng là cả bạn và sếp đều cùng hướng tới một mục tiêu chung, đó là làm việc để xây dựng, phát triển bộ phận của bạn sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy, hãy tập trung vào kế hoạch của đội – nhóm, mục tiêu, định hướng của công ty bạn đang làm việc và liên kết chúng lại với nhau nhằm tạo nên bước đi đúng đắn, từ đó vạch ra đường hướng, dự án mới trong chặng đường tiếp theo.

Khi bạn thực sự tập trung và vượt qua những mâu thuẫn xuất phát từ sự khác biệt thế hệ, bạn sẽ đạt được những thành quả đáng ngờ và rút ra bài học kinh nghiệm quý giá.

6/ Thoát khỏi suy nghĩ sai lệch về một thế hệ đã qua

« Những nhân viên lớn tuổi là những người đã bị thời gian bỏ quên, không theo kịp công nghệ và không còn cần thiết cho cuộc sống của doanh nghiệp đang thay đổi từng ngày nữa ».

Đây là một nhầm lẫn tệ hại mà một số nhà lãnh đạo trẻ có thể mắc phải. Thực ra suy nghĩ của những nhân viên lớn tuổi cũng rất khác nhau, một số người chỉ mong muốn sớm được về hưu và không còn thiết tha lắm với công việc, nhưng một số khác lại tràn đầy nhiệt huyết và muốn tham gia vào các dự án mới.

Nên dành thời gian để hiểu đội ngũ nhân viên của mình và biết trạng thái tinh thần của mỗi người họ.

7/ Giao tiếp hiệu quả

Không quan trọng là sếp của bạn bao nhiêu tuổi, điều cần chú ý là bạn và sếp đang ở chung một văn phòng, cùng làm việc chung, vì vậy đòi hỏi phải có một sự giao tiếp hiệu quả và rõ ràng. Một cuộc nói chuyện chân tình và thẳng thắn sẽ giúp xóa tan mọi bất đồng, mâu thuẫn. Ngay từ đầu, bạn nên sắp xếp thời gian để trao đổi với cấp trên trẻ tuổi của bạn về những kỳ vọng trong công việc, phong cách làm việc, vai trò và nhiệm vụ thật rõ ràng, cụ thể.

Khi được hỏi về vấn đề gì đó, bạn chỉ nên đưa ra lời khuyên mang tính chất “xây dựng”, các gợi ý ngắn gọn và tránh nói những câu thể hiện tài năng, kinh nghiệm bản thân thái quá. Cách tốt nhất là trình bày chúng dưới góc nhìn về kinh nghiệm trong chiến lược kinh doanh, giảm thiểu cảm xúc cá nhân trong lời chia sẻ. Giao tiếp hiệu quả giúp hai bên hiểu nhau hơn.

8/Hãy nhạy cảm đúng lúc

Trong giao tiếp cũng như làm việc, đôi khi bạn cần “nhạy cảm” trong những tình huống tế nhị nhằm tránh mâu thuẫn, rắc rối. Không có lý do gì coi sếp trẻ hơn bạn là người bạn cần đưa ra những lời dạy bảo, “lên lớp”. Tránh so sánh quản lý của bạn với con trai hay con gái về độ tuổi, công việc, kinh nghiệm và cũng đừng hành động như một người biết tất cả. Điều này chỉ khiến bạn để lại những ấn tượng xấu trong mắt sếp và đồng nghiệp mà thôi.

Làm việc hiệu quả với sếp trẻ không hề khó nếu bạn biết cách dung hòa với những khác biệt về thế hệ và cùng nỗ lực vì mục tiêu chung. Chắc chắn, với kinh nghiệm và thái độ làm việc tốt, bạn sẽ đặt từng viên gạch vững chắc cho tương lai của mình, nhanh chóng tạo nên mối quan hệ hòa hợp với sếp.

S.T Bảo Ngọc

 

 

 

Not found