0912232334

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.

1/ Xác định vấn đề cần giải quyết

Trước tiên bạn muốn giải quyết được một vấn đề gì đó, bạn phải xác định một cách rất rõ ràng, cụ thể vấn đề mà mình đang muốn giải quyết là vấn đề gì và nếu được thì chúng ta hãy viết nó ra giấy để mình nhận diện đúng.

2/ Nhìn nhận và phân tích:

Sau khi xác định vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không vì khi chưa thực sự hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Hãy nhìn nhận sự việc một cách cụ thể và khách quan nhất.Vì nếu nhìn nhận vấn đề không rõ ràng mà đi giải quyết thì không những không giải quyết được việc mà còn làm mọi việc rắc rối thêm . Nên thế hãy dành thật nhiều thời gian để suy nghĩ vấn đề tìm những thông tin cần thiết. Sau đó, hãy thử tiếp cận vấn đề một cách trung lập mà không so đo quá nhiều. Đừng vì ý kiến đa chiều của những người xung quanh mà dao động. Hãy lắng nghe góp ý của họ, phân tích vấn đề kỹ lưỡng và làm theo bản năng của mình.

– Và chúng ta có thể phân tích vấn đề theo các chiều hướng cụ thể sau :

+ Công Việc Quan trong hay không

+ Cần những nguồn lực gì để thực hiện

+ Mình có giải quyết được vấn đề hay cần sự trợ giúp nào không

+ Công việc đòi hỏi những gì

+ Công việc Khó hay dễ

3/ Chọn giải pháp:

 Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, bạn sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Hãy xem xét tình hình trên những gì đã phân tích để lựa chọn ra giải pháp tốt nhất hãy chắc chắn rằng giải pháp mà bạn đưa ra đáp ứng được 3 vấn đề : có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

4/ Tiến hành giải quyết vấn đề

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, bạn cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v…

5/ Đánh Giá

Sau khi giải quyết vấn đề bạn hãy kiểm tra xem cách giải quyết của bạn là đúng hay sai. Có khác gì so vơi đánh giá của bạn ,có hoàn thành đủ 3 vấn đề bạn đưa ra….Giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, thành thạo hơn trong giải quyết vấn đề, và quan trọng nhất giúp bạn tìm ra được những điểm mạnh và yếu của bản thân. Từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu hơn cho các cách giải quyết sau.

S.T Bảo Ngọc

 

 

 

.

 

 

 

 

Not found