Bạn hiểu hơn về Diễn giả và Nghề diễn giả tại Việt Nam:

nghe-dien-gia

Abraham Lincoln, Marcus Garvey, John F. Kennedy, Bill Clinton… đều gặt hái được thành công  nhờ vào tài diễn thuyết xuất chúng của  mình. Ở nước ta nghề diễn giả được đánh giá là khá non trẻ mới chỉ xuất hiện từ khoảng 6 năm nay. Cũng kể từ thời điểm này một cơ hội mới đã được mở ra cho giới trẻ Việt khi nghề diễn giả bắt đầu thâm nhập vào cuộc sống, và dường như ngay lập tức, nghề này đã tạo nên sức hút lớn đến mức có nhiều bạn trẻ cảm thấy đây chính là mơ ước, là mục đích của đời mình. Thậm chí, đã có không ít bạn trẻ lầm tưởng, để trở thành diễn giả thì chỉ cần chút khả năng ăn nói là được nên ảo tưởng rằng đây chính là điều mà bấy lâu họ khát khao kiếm tìm.

Diễn giả là một nghề diễn thuyết trước đám đông có thể hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn khán giả,  là công việc  khích lệ, động viên, gây ảnh hưởng, để mọi người biến đổi tích cực hơn, công việc này khác hẳn với công việc của giảng viên là trình bày, giải thích quy trình. Để trở thành một diễn giả giỏi va thành công cần hội đủ 3 yếu tố: kinh nghiệm bản thân + trải nghiệm người nghe + kiến thức hàng lâm.

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Sau chương trình huấn luyện, người tham dự sẽ gặt hái được:

  • Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trình bày
  • Biết cách soạn thảo một bài trình bày hoàn chỉnh
  • Biết cách hiểu tâm lý của người dự để điều chỉnh và thích ứng
  • Tạo ra được một bài thuyết trình hấp dẫn, lôi cuốn người nghe
  • Hiểu và tạo lập được một bố cục chặt chẽ, hợp lý cho phần trình bày
  • Biết cách phát huy tốt ngôn ngữ cơ thể trong lúc thuyết trình
  • Tạo ra được sự ấn tượng, thuyết phục và lắng đọng đối với người nghe
  • Biết và tránh được các lỗi trong quá trình trình bày
  • Nâng cao uy tín của cá nhân sau mỗi lần trình bày

II. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN

Diễn giả chuyên nghiệp áp dụng các kỹ thuật huấn luyện hiện đại, dựa trên sự hiểu biết về tâm lý và nhu cầu của học viên, xem học viên là trọng tâm phục vụ:

  • Truyền khẩu nhập tâm, diễn thuyết tạo cảm xúc và động lực mạnh mẽ
  • Sử dụng các câu chuyện ẩn dụ giúp thông suốt vấn đề
  • Sử dụng âm nhạc tạo không khí học tập
  • Giúp học viên phát huy năng lực bản thân, vượt qua trở ngại tâm lý
  • Trò chơi huấn luyện giúp nắm bắt vấn đề
  • Tư vấn và chỉnh sửa trực tiếp cho học viên thông qua kỹ thuật coaching hiện đại
  • Học viên chủ động tham gia bằng cách đặt câu hỏi, trình bày, bộc lộ cảm xúc

 

III. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

Cách trình bày Powerpoint

  • Lợi ích của Slide trình chiếu
  • Hãy xem Slide là công cụ chứ không phải mục đích
  • Chú ý kích cỡ chữ
  • Chú ý các Font phù hợp
  • Tránh lạm dụng quá nhiều chữ , bỏ những câu chữ rườm ra
  • Tối ưu hóa các hình ảnh trong bài trình bày
  • Tận dụng biểu đồ để tạo sự rõ ràng
  • Chú ý trong việc phối màu để tạo ra sự hài hòa

Quy trình soạn bày trình bày 

  • Phù hợp với đối tượng
  • Nhấn mạnh mục tiêu
  • Cấu trúc chặt chẽ
  • Tìm ý tưởng và tạo ấn tượng cho bài nói
  • Chuẩn bị các tư liệu có chất lượng, tham khảo nhiều nguồn
  • Minh họa sinh động
  • Chuẩn bị các câu chuyển ý để tạo sự mềm mại

Phác thảo bài thuyết trình  

  • Chữ cái đầu tiên
  • Thứ tự tăng giảm
  • So sánh và đối chiếu
  • Trình tự thời gian
  • Sắp xếp theo không gian
  • Nguyên nhân và kết quả
  • Từ tổng quát đến cụ thể
  • Theo công thức

Chuẩn bị kỹ lưỡng

  • Nghiên cứu và phân tích người nghe
  • Tìm hiểu những đặc điểm của người tham gia
  • Nắm bắt tâm lý người nghe trước và trong trình bày
  • Đừng quên mục tiêu của người nghe : “ Tôi được gì trong bài nói “
  • Mọi bài trình bày đều phải có mục đích
  • Chú ý về mục đích của bài trình bày
  • Kiểm soát về thời gian trình bày
  • Chuẩn bị về địa điểm, các thiết bị kỹ thuật

Làm chủ cảm xúc

  • Các kỹ thuật làm chủ tâm lý
  • Biến nỗi sợ thành cảm hứng
  • Tạo ra tâm thái và tâm thế vững vàng
  • Hiểu kỹ lưỡng những gì mình sắp nói
  • Luôn chuẩn bị nhiều hơn những gì cần trình bày
  • Làm quen với không gian của nơi trình bày
  • Đến sớm để giao lưu trước cùng người nghe
  • Kiểm tra kỹ các trang thiết bị

Cách tạo ấn tượng ban đầu cho bài trình bày

  • Có một số liệu thống kê có liên quan chủ đề
  • Câu nói của một người nổi tiếng phù hợp với nội dung trình bày
  • Kể một câu chuyện trải nghiệm của bản thân
  • Dẫn dắt bằng một câu chuyện cười
  • Tạo một hành động gây sóc để mọi người chú ý
  • Đặt ra câu hỏi để kích thích sự tò mò của người nghe
  • Dùng hình ảnh hoặc video để tạo sự tương tác các giác quan
  • Tạo ra những trò chơi có liên quan đến chủ đề 

Những kỹ thuật trong trình bày thuyết trình

  • Sáng tạo trong thuyết trình
  • Cập nhật và điều chỉnh chương trình cho phù hợp với đối tượng
  • Cách sử dụng nghệ thuật sân khấu để làm chủ bục giảng
  • Luyện giọng
  • Cách khắc sâu ấn tượng vào tâm trí mọi người
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như một diễn viên
  • Truyền nhiệt huyết và hào hứng vào bài giảng
  • Nghệ thuật sử dụng câu trích dẫn
  • Hài hước và hóm hỉnh chinh phục mọi người
  • Nghệ thuật đặt câu hỏi trong thuyết trình
  • Âm nhạc, hình ảnh và video clip tạo hiệu ứng trực quan

Kết thúc phần trình bày

  • Cần có câu chuyển sang phần kết để tránh bất ngờ
  • Hệ thống xúc tích những gì đã trình bày
  • Cám ơn mọi người và đề nghị đặt câu hỏi
  • Trả lời đi vào trọng tâm, tránh lan man
  • Nghệ thuật ứng viên với những câu hỏi khó
  • Quản lý tốt thời gian trong từng câu hỏi và bổ sung của người nghe
  • Cách cắt lời mà không làm cho người nghe phiền lòng

Hệ thống những công việc cơ bản của một người trình bày

  • Thiết lập đề cương chương trình hoàn hảo
  • Cách soạn kịch bản cho riêng mình
  • Tìm ý tưởng chương trình: cách huy động và tranh thủ ý tưởng
  • Kỹ năng làm chủ không gian khán phòng
  • Tạo hứng thú và tạo động lực cho mọi người
  • Xây dựng bầu không khí thoải mái giữa người nói và người nghe
  • Xử lý các tình huống trong lúc trìn bày
  • “Giữ chân” người nghe trong suốt giờ quá trình trình bày
  • Kích thích và khích lệ học viên áp dụng những điều đã học vào thực tế 

Trình bày thử

  • Đọc kỹ bản thảo cuối cùng
  • Nắm vững phần nội dung, đặc biệt là những ý chính và quan trọng
  • Tìm cách mở đầu tốt nhất để tạo thiện cảm tốt cho người nghe
  • Hãy hình dung trước những câu hỏi với những mức độ khác nhau
  • Tập luyện kết hợp với Slide powerpoint
  • Xem lại ngôn ngữ cơ thể của mình trước gương
  • Ghi âm lại để kiểm soát tốt hơn về giọng
  • Nhờ mọi người đóng vai người nghe và đánh giá
  • Rút kinh nghiệm sau mỗi lần tập thử

Hoặc GỌI 0916 72 0000 để chúng tôi tư vấn khoá học và các quyền lợi phù hợp nhất cho bạn.