0912232334

Thực trạng thất nghiệp!

Bạn sẽ phải giật mình với con số 218.000 người trình độ đại học trở lên thất nghiệp, nguyên nhân nào dẫn đến tình rạng này ở việt nam?. Hẳn là người lao động chưa đáp ứng được các kỹ năng cần thiết cho nhà tuyển dụng hãy cùng nghe chia sẻ từ ông Đào Quang Vinh về tình trạng này:

Tỉ lệ thất nghiệp nói chung giảm nhẹ cả về số lượng và tỷ lệ, duy chỉ có số thất nghiệp ở nhóm trình độ đại học tăng thêm 16.500 người. Trong khi đó, 54 % trong nhóm thất nghiệp thuộc tình trạng thất nghiệp lần đầu.

Theo Bản tin khảo sát thị trường lao động quý 4/2016 vừa được do Bộ LĐ-TB&XH công bố, cả nước có 1,11 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, giảm 7.700 người so với quý 3/2016, nhưng tăng 58.4000 người so với quý 4/2015.

Trong số những người thất nghiệp, có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 42,43%), nhiều nhất ở nhóm trình độ đại học trở lên (218.800 người, tăng 16.500 người so với quý trước), tiếp theo là nhóm cao đẳng (124.800 người, giảm 5.900 người) và trung cấp (70.200 người, giảm 14.100 người).

gra-9c8f7

Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ cao đẳng giảm nhẹ so với quý trước, song vẫn cao nhất (7,38%); nhóm trình độ đại học tăng nhẹ lên 4,43%. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên là 7,28%, giảm so với quý 3/2016 nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ năm 2015, và gấp hơn 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,31%).

Bản tin cũng chỉ thấy, số thanh niên bị thất nghiệp cũng cùng với xu thế trên (giảm 56.000 người so với quý 3/2016, nhưng tăng 27.300 người so với quý 4/2015).

Số người thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) chiếm 24,0% tổng số người thất nghiệp. 54% số người thất nghiệp chưa từng có việc làm (thất nghiệp lần đầu).

Theo ông Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện KHLĐ, các nhà đào tạo quan tâm tới số liệu 54% chưa có việc làm lần đầu.

“Điều này cho thấy số lượng rất lớn các em sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp, kể cả các em học hết phổ thông nếu không đi học tiếp sẽ rời vào tình trạng thất nghiệp” – ông Đào Quang Vinh nói.

Theo đại diện Viện KHLĐ, nhiều nhà tuyển dụng đã phản ánh quá trình khảo sát rằng, lao động tốt nghiệp những trường ĐH, CĐ, trung cấp, dạy nghề khi tiếp cận công việc phần lớn chưa đáp ứng được ngay yêu cầu thực tế.

sinh-vien-moi-ra-truong-that-nghiep-bao-lao-dong-1_AZLP

“Nhiều người học phải mất từ vài tuần đến 6 tháng đào tạo thêm các kỹ năng, kỹ thuật thì lúc đó mới tiếp cận làm việc được. Điều này cho thấy, chương trình đào tạo và kỹ thuật đào tạo ở trong nhà trường chưa theo kịp được những nhu cầu về tuyển dụng, nghề nghiệp, yêu cầu về kỹ năng, kiến thức làm việc trong các doanh nghiệp” – ông Đào Quang Vinh nhấn mạnh.

Nguồn Dantri.com.vn

Not found