Ai cũng muốn người khác khen ngợi mình và nếu khen ngợi ấy là công tâm, là thực sự, là nghiêm túc thì còn gì bằng. Nghệ thuật động viên là thế đấy. Hãy biết động viên khi người khác làm những việc rất có ích và cũng đừng quên động viên khi người khác mắc phải sai lầm hay rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chịu…
Động viên bắt đầu bằng trò chuyện
Không phải động viên những điều người ta nghĩ hay cảm thấy, mà động viên những việc người ta làm. Khi động viên con người đạt được kết quả, thử thách họ tiến hành những hoạt động mà sẽ đạt được kết quả này. Muốn vậy, muốn động viên hiệu quả thì không chỉ trình bày mà phải trò chuyện. Trình bày là truyền thông tin, những khi muốn động viên người khác, cá nhân phải để mọi người tin và hành động đi theo. Trò chuyện là sự khởi đầu, và quan trọng hơn, đó là sự khởi đầu đúng.
Sự động viên được định hướng bằng cảm xúc
Cảm xúc (emotion) và motion đều có chung từ gốc La tinh nghĩa là chuyển động (to move). Khi bạn muốn dịch chuyển ai đó để họ hành động, phải gắn kết với cảm xúc của họ. Cảm xúc của con người thực chất là những phản ứng xuất hiện bất kì lúc nào khi các tác động có liên quan đến nhu cầu cá nhân mình. Rất khó khăn để xác định cảm xúc có phù hợp với mong đợi của chúng ta hay không. Cảm xúc của con người không thể được ngăn chặn mà chỉ có thể điều khiển, điều chỉnh theo các khuynh hướng của con người ở lúc đó, giai đoạn đó. Đối với người đang gặp khó khăn cần sự động viên thì điều này rất có ý nghĩa vì khi đối tượng biểu lộ cảm xúc chúng ta mới biết phản ứng thật sự của họ và có thể giúp họ điều chỉnh cảm xúc ngay lúc ấy và sau đó. Một khi cảm xúc được bộc lộ thì đời sống tình cảm mới có cơ hội được phát huy và hướng đến sự lành mạnh và tích cực trong sinh hoạt.
Động viên không phải là khuyến khích họ làm cho những người khác, mà động viên họ làm cho chính họ
Sự thật là con người không thể hoàn toàn “động viên” ai đó làm gì cả. Người đang cần được động viên phải tự động viên chính mình. Người động viên và người được động viên luôn luôn là một người. Động viên người khác giành được kết quả là tạo ra một môi trường mà người ta tự có động lực để giành được điều đó.
Thành công nghề nghiệp phụ thuộc vào khả năng động viên các cá nhân và nhóm giành được kết quả. Động viên giống như sử dụng điện, nếu dùng sai cả nhân sẽ bị giật, nhưng áp dụng cách động viên đúng đắn, nó sẽ phục vụ cá nhân một cách hữu ích.
S.T Bảo Ngọc