Mọi hành động đều bắt nguồn từ suy nghĩ, những suy nghĩ dưới đây sẽ làm cản trở bạn đến con đường danh vọng!
Mình sẽ không làm được đâu!
Trong bất kì tình huống nào, tư tưởng “mình không làm được đâu” cũng xuất hiện trong đầu bạn. Trong công việc, khi tán tỉnh, theo đuổi bạn gái, đi gặp đối tác, thử sức một công việc mới… lúc nào suy nghĩ ấu trĩ ấy cũng đeo bám bạn, khiến mọi hành động của bạn đều bị phụ thuộc vào luồng suy nghĩ tiêu cực ấy, và kết cục là bạn chẳng làm được gì nên hồn cả, vì bạn đã thất bại ngay từ trong suy nghĩ rồi!
Cách khắc phục: Nếu luồng suy nghĩ ấy xuất hiện khi bạn đang chuẩn bị làm một việc gì đó, hãy bỏ chữ “không” đi, tập nghĩ “Mình làm được, mình sẽ làm được!” và nghĩ với thái độ mạnh mẽ, tích cực và hành động hóa nó.
Mình thích gì nhỉ?
Biết được bản thân mình cần gì là suy nghĩ đúng đắn, nhưng lúc nào cũng phân vân tự hỏi lòng “Mình thích gì?” khi mà tuổi đời không còn trẻ nữa thì thực sự là một vấn đề đáng lo ngại. Tư tưởng “mình thích gì nhỉ?” chỉ dành cho những người trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường đang mơ hồ về tương lai của chính mình, chứ tuyệt đối không nên dành cho những người đã đi làm lâu năm, đang làm việc mà vẫn hỏi lòng “mình thích gì?” thì rốt cuộc bạn sẽ chẳng bao giờ trả lời được và chỉ mất thời gian để tư lự vô nghĩa.
Cách khắc phục: Đừng “đứng núi này trông núi nọ” nữa, hãytập trung vào công việcbạn đang làm và dốc lòng vì nó, nếu như bạn luôn hoang mang, phân vân vì sự lựa chọn của mình ở công việc hiện tại, hãy dũng cảm từ bỏ nó và tìm điều mà bạn thực sự thích. Đừng lúc nào cũng hoang mang với chính mình “Mình thích gì nhỉ?” rồi để đó và mất tập trung với công việc hiện tại. Đó hoàn toàn không phải là suy nghĩ của một người có tố chất để có được thành công.
Sao họ bằng tuổi mình mà họ giỏi thế, còn mình thì…
Suy nghĩ này tỏ vẻ là khiêm tốn và biết thừa nhậnthành công của người khác nhưng thực chất chỉ khiến bạn cảm thấy chán nản với chính bản thân mình. Bạn chưa bao giờ đi đến tận cùng của vấn đề bạn thắc mắc là tìm ra bí quyết thành công của họ để học hỏi, mà chỉ đơn giản là nghĩ xong để đó mà thôi. Vậy thì có ích gì khi bạn thừa nhận người khác giỏi hơn bạn? Vâng, mệnh đề chứng minh cho lối suy nghĩ đó là: Bạn kém cỏi hơn họ!
Cách khắc phục: Đừng khao khát thành công của người khác, hãy tạo thành công cho chính mình, bắt đầu từ việc nghĩ tích cực. Nhìn nhận ra hạn chế của mình và khắc phục nó, bạn không cần phải cố gắng để giỏi giang như họ, vì mỗi người có một năng lực và mức độ thành công khác nhau, chỉ cần bạn loại bỏ được tư tưởng “Sao người ta giỏi thế, còn mình thì…” ra khỏi đầu và tập biết vượt lên chính mình đã là một điều đáng để trân trọng.
Sao “nó” dốt thế mà nó lại giàu?
“…còn mình khôn thế mà vẫn nghèo?” vế sau của lối suy nghĩ đó là như vậy phải không? Thói ganh tỵ và đố kị luôn là kẻ thù của thành công. Bạn sẽ chẳng bao giờ trả lời được câu hỏi này vì những người “dốt mà giàu” họ còn đang bận lao tâm khổ tứ để làm việc và duy trì sự thành công của họ, họ sẽ chẳng có thời gian để nhìn xuống một kẻ ghen ăn tức ở và ấu trĩ như bạn làm gì cả!
Cách khắc phục: Bệnh ghen tỵ và đố kị đi kèm với việc kì thị người tài giỏi và không thừa nhận thành công của người khác, khắc phục được căn bệnh này không phải dễ khi mà những người có luồng tư tưởng này rất đông và rất bảo thủ trong suy nghĩ và hành vi.
Tư tưởng buông xuôi mà mặc kệ mọi thứ khiến bạn ì ra và luôn là một kẻ dù cho “nước đến chân” vẫn không thèm chạy. Điều gì sẽ xảy ra với típ người có tư tưởng “ì” siêu hạng này? Họ sẽ bị nhấn chìm bởi đủ thứ: Deadline, các mối quan hệ gia đình ,bạn bè, xã hội, tình yêu, hôn nhân…
Tư tưởng “đến đâu thì đến” sẽ đưa bạn đến một cái đích là bi kịch của kẻ thất bại! Bạn chấp nhận điều đó chứ?
Cách khắc phục: Nếu như bạn không muốn tất cả mọi thứ bạn có hiện tại vuột mất khỏi tầm tay thì hãy học cách nghĩ khác, chỉ có nghĩ khác mới khiến bạn sống khác và làm khác được! Nếu bạn đọc xong bài này mà vẫn nghĩ “Kệ, đến đâu thì đến!” thì xin chúc mừng: Có một cái hố sâu đủ để bạn không bao giờ leo lên được đang chờ bạn được tới, chỉ một bước chân của bạn thôi!
S.T Bảo Ngọc