Bạn đã bao giờ tiếp tục làm điều gì đó mặc dù nó không còn liên quan tới bạn nữa không? Có thể đó là một chương trình học có cấp bằng hoặc công việc cuối cùng mà bạn đã từ chối. Có thể bạn đang duy trì một mối quan hệ nhàm chán chỉ vì bạn đã ký cam kết rằng sẽ duy trì lâu dài. Dần dần, chúng ta lại có thói quen biện minh cho chính mình rằng chúng ta chắc chắn sẽ đạt được những lợi ích nào đó từ những tình huống xảy ra cuộc sống.
Nhiều người trong chúng ta chọn công việc phù hợp với kiến thức đã học, chúng ta chấp nhận đẩu tư thời gian và chi phí để có cơ hội kiếm được tấm bằng loại ưu, và hi vọng rằng sau này tấm bằng đó sẽ giúp chúng ta thuận lợi hơn khi đi xin việc. Có thể công việc đó không phải là công việc mà bạn yêu thích, nhưng nó lại trả lương và kèm theo các chính sách hợp lý, phù hợp với năng lực của bạn. Tuy nhiên, sẽ có những lúc bạn sẽ cảm thấy bế tắc vì những quyết định sai lầm.
Khi làm gì đó, hãy làm hết sức có thể
Khi tìm kiếm việc làm, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những câu hỏi như công việc mà bạn yêu thích là gì? bạn đã được đào tạo qua chưa?. Nhìn chung, chúng ta đều đã được đào tạo qua lĩnh vực mà chúng ta thích, vì vậy chúng ta sẽ có xu hướng tìm việc liên quan đến những lĩnh vực đó.
Nếu bạn có ý định bỏ công việc cũ đi chăng nữa thì công việc mới của bạn cũng sẽ liên quan tới những lĩnh vực cũ với mức lương và chính sách giống công việc cũ. Bạn sẽ không có xu hướng xem xét xem mình có còn thích công việc cũ hay không- bạn cảm thấy bị ép buộc để tiếp tục con đường công danh mà không màng đến cảm xúc của bản thân.
Đây là lời giải thích tại sao mọi người cứ mãi làm việc mà họ không muốn làm. Thay vì suy nghĩ về việc làm gì cho bản thân thấy vui vẻ hài lòng hơn, có thể bạn sẽ đối mặt với sự cám giỗ để duy trì status quo. Nhiều người trong chúng ta làm điều này vì họ sợ phải tốn công sức.
Những người còn lại nghĩ rằng sự kiên trì của họ sẽ có thành quả, thay đổi việc sẽ không tốt cho lắm. Cũng giống như việc họ sẵn sàng chấp nhận thua lỗ và tin rằng tình trạng này sẽ không kéo dài lâu.
Đừng để bị chìm khi có chi phí chìm
Sự hiểu lầm về chi phí chìm là một giả định, bạn phải tiếp tục đi theo một quỹ đạo định sẵn bởi vì bạn đã đặt rất nhiều công sức vào nó.
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để chọn công việc phù hợp với mình, thì câu trả lời là hãy chọn những việc mà bạn đã được học qua hay chí ít bạn cũng phải có chút ít kiến thức về nó, nếu không thì bạn sẽ thấy áp lực khi làm việc. Tương tự trong kinh doanh, bạn lo lắng về chi phí chìm nhiều hơn là viễn cảnh hạnh phúc và thành công. Từ chối bỏ công việc không đáp ứng được nhu cầu sống của bạn nghĩa là bạn đã chọn lợi nhuận, đây là sự thay đổi của hiểu lầm về chi phí chìm.
Các doanh nghiệp cũng rơi vào khủng hoảng vì họ tốn quá nhiều thời gian và tiền bạn vào các sáng kiến. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tích lũy tiền cho vay để mở cơ sở 2 với lý do rằng, cơ sở 1 kinh doanh thành công nên cơ sở 2 cũng sẽ kinh doanh có lãi.
Sau khoảng 1 năm, chủ doanh nghiệp nhận ra rằng cơ sở 2 đang kinh doanh thua lỗ, và cách duy nhất để chấm dứt tinh trạng này là sát nhập 2 cơ sở thành một. Con số không biết nói dối, chủ doanh nghiệp không thể bác bỏ những bằng chứng thua lỗ rõ ràng như vậy, nhưng họ vẫn không thể ngăn được tình trạng khó khăn này tiếp diễn. Họ nghĩ về những nỗ lực, thời gian công sức mà họ đã dành cho cơ sở 2.
Theo quan điểm khách quan, dễ để nhận ra rằng chủ doanh nghiệp trong ví dụ trên chỉ đang cố tìm ra những điều mới mẻ trong kinh doanh mà thôi.
Bạn không phải là người one- trick pony
Bạn học theo chuyên nghành nhưng không có nghĩa là bạn bắt buộc phải tìm việc theo chuyên nghành đã học. Khi tìm việc, bạn nên đặt những câu hỏi như:
Bạn thích làm công việc gì?: nếu bạn đam mê công việc thì bạn chắc chắn sẽ không xem nó như một gánh nặng của bạn.
Bạn cần kỹ năng gì để làm công việc đó? Chúng ta thường suy nghĩ về bằng cấp hoặc những buổi thực tập đầu tiên như kim chỉ nam để tìm việc, nhưng có lẽ sự lựa chọn này không hẳn là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn chuyển công việc thì bạn phải chú ý tới việc bạn cần có kỹ năng gì để phù hợp với công việc mới, và cần phải học thêm gì để thành công trong công việc mới
Công ty đó có phòng phát triển nhân sự không? Ngày nay, trung bình một nhân viên sẽ làm việc cho công ty khoảng 4.2 năm trước khi chuyển việc. Kỹ năng mà bạn có ở công việc hiện tại là gì? Làm thế nào để thăng chức để củng cố vị trí trong công ty?
Bạn có cơ hội làm việc cùng các nhân viên khác nhau không? Bằng việc giao tiếp với mọi người bạn sẽ có cơ hội để hoàn thiện bản thân mình, sẽ yêu nghề hơn. Còn nếu bạn chuyển việc thì nhờ khả năng giao tiếp tốt bạn sẽ có khả năng làm việc tốt hơn tại môi trường mới.
Trong vòng 3 năm công việc đòi hỏi bạn điều gì? Xem xét những khía cạnh như tiền lương, chức vụ trong vòng 3 năm tới. Công việc hiện tại có làm bạn hài lòng về những vấn đề trên không? Nếu không, thì vị trí này có giúp bạn đạt được mục tiêu trong tương lai hay không ?
Công việc này có khiến bạn thần tượng chính bản thân hay không? Trở thành con người mạnh mẽ trong công việc, bạn có thể tìm được niềm vui ngay cả khi ngày đó bạn rất buồn. Bạn thấy công việc này có ích hay không? Nó có mang lại cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn hay không?
Biết được khi nào giữ và khi nào buông
Bạn không thể khôi phục chi phí chìm, nhưng bạn cũng không thể luẩn quẩn mãi trong vòng thua lỗ. “ tôi đã dành rất nhiều thời gian vào nó”, đây không hẳn là lời biện minh hoàn hảo.
Quyết định chuyển phương hướng kinh doanh không có nghĩa là bạn đã thất bại. Sẽ không còn ý nghĩa gì nữa nếu bạn cứ mãi dồn sức vào thứ mà từ lâu nó đã không còn tạo ra lợi nhuận cho bạn nữa. Mặc dù bạn có thể cảm thấy thích thú với việc dành chút kinh nghiệm và lãng phí chút thời gian với công việc này, nhưng xin bạn hãy nhớ rằng thông qua công việc bạn cũng có thể tích lũy thêm kinh nghiệm. Chỉ vì nó không theo con đường mà bạn mong muốn, nhưng cũng không có nghĩa là nó hoàn toàn thất bại.
Thành công và theo đuổi đam mê không loại trừ lẫn nhau. Tận dụng những những gì bạn biết để tiếp tục phát triển, và đừng nản chí nếu bạn phải liên tục đổi phương hướng phát triển.
ST by Minh Mỹ