0912232334

CÁCH XÂY DỰNG NIỀM TIN NƠI NHÂN VIÊN

Trong môi trường công sở, ai cũng muốn được sếp tin tưởng và trọng dụng. Tuy nhiên, để trở thành một nhân viên được quý mến không đồng nghĩa với việc phải nịnh bợ để lấy lòng sếp mà là tìm cách để có được sự tin cậy của sếp. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết với sếp sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn trong sự nghiệp nhưng thực tế, việc đó đòi hỏi khá nhiều thời gian và bạn phải thực sự kiên trì. Dưới đây là 11 bí quyết vàng để xây dựng lòng tin nơi sếp mà bạn nên thực hiện nhé.

1/ Có trách nhiệm và chủ động trong công việc được giao

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để có được lòng tin của sếp. Khi bạn chủ động trong công việc, bạn sẽ nắm bắt và xử lý dễ dàng các công việc được giao. Với mỗi công việc bạn phải tự lực suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết chứ đừng cái gì cũng phải hỏi. Ngoài ra, hãy nắm vững mọi việc đang diễn ra, nhớ rằng sếp chỉ có thể nói với bạn về mỗi công việc một lần, bạn cần phải ghi nhớ, nếu cần thiết bạn có thể ghi ghép cẩn thận để không hỏi lần thứ hai. Bằng sự chủ động và tinh thần trách nhiệm, bạn sẽ thấy làm việc với sếp thật thoải mái.

2/ Trung thành với sếp

Đừng bao giờ nói xấu sau lưng sếp với những đồng nghiệp khác. Nếu bạn có vấn đề gì, hãy thảo luận trực tiếp với sếp. Phải tỏ ra tôn trọng và trung thành với sếp và giữ nội dung của cuộc đối thoại chỉ bạn và sếp biết. Để sếp mất lòng tin sẽ chỉ có hại tới sự nghiệp của bạn mà thôi.

3/ Giữ lời hứa

Khi được sếp giao cho bất kì công việc gì, bạn cũng nên cân nhắc xem liệu mình có thể đảm nhận, giải quyết tốt công việc đúng thời hạn hay không. Sếp luôn đánh giá cao nếu bạn hoàn thành công việc trước thời hạn được giao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc. Ngay cả khi sếp giao cho bạn nhiệm vụ khó khăn, vượt quá khả năng của bạn thì hãy trung thực thừa nhận với sếp và cố gắng hoàn thành trong giới hạn khả năng của bản thân. Đừng vì để gây ấn tượng với sếp mà cuối cùng lại trở thành kẻ thất hứa. Muốn tạo dựng lòng tin, bạn cần đảm bảo lời hứa được thực hiện, thậm chí là làm tốt.

4/ Báo cáo công việc thường xuyên

Đa số các sếp đều bận trăm công nghìn việc và hiếm có thời gian để quan tâm đến từng chi tiết trong công việc. Nói cách khác, họ là người quản lý những vấn đề vĩ mô chứ không mang tính vi mô, tiểu tiết. Bởi vậy, nếu bạn có thể cập nhật tình hình công việc cho sếp một cách thường xuyên, dần dần sếp sẽ coi bạn như một nhân viên thân cận, đáng tin cậy.

5/ Làm tốt công việc của bạn

Làm việc của bạn, và làm thật tốt là điều đầu tiên bạn cần nghĩ tới nếu muốn tìm được sự tin cậy nơi sếp. Cho dù bạn có khéo ăn nói, lấy lòng sếp đến đâu thì kết quả công việc mới chính là sự minh chứng hiệu quả nhất cho sếp và đồng nghiệp thấy được năng lực thật sự của bạn. Việc bạn cần làm là nỗ lực thật tốt trong công việc, thấu hiểu và đáp ứng điều sếp cần ở bạn. Hãy luôn để kiến thức và năng lực thực sự của bạn lên tiếng thay vì những lời ba hoa, nói nhiều hơn làm. Điều này giúp bạn tạo dựng được lòng tin nơi sếp một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là điều mà sếp luôn coi trọng và nó cũng là thước đo quyết định cho sự thăng tiến của bạn sau này. Nếu bạn không làm tốt nó, sếp cũng sẽ “để mắt” tới bạn, nhưng đó chắc chắn không phải là một ấn tượng đẹp. Càng để sếp ít lo lắng về công việc của bạn càng tốt.

6/ Chịu khó học hỏi

Một nhân viên lười biếng, không chịu khó học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ người khác là đối tượng đầu tiên bị liệt vào danh sách “sổ đen” của sếp. Nếu bạn chỉ lờ đi điều mà bạn không biết thì bạn sẽ không bao giờ trưởng thành và phát triển trong công việc được. Vì vậy, hãy chịu khó học hỏi từ mọi người xung quanh, bỏ qua sự tự ái của bản thân, không dấu dốt và sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đương đầu với thử thách. Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất không chừng sẽ có ích cho sự nghiệp của bạn đấy.

7/ Duy trì phong độ

Tạo được lòng tin với sếp đã là khó, nhưng để duy trì sự tin tưởng ấy về lâu về dài lại càng khó khăn hơn. Bởi vậy, bạn phải giữ được phong độ ổn định, từ thái độ, phong cách làm việc đến việc duy trì khả năng, tinh thần sáng tạo của bản thân. Nếu bạn cứ sáng nắng chiều mưa, phong độ lên xuống bất ổn thì chẳng có vị sếp nào dám đặt lòng tin vào bạn.

8/ Thẳng thắn nhận trách nhiệm về sai lầm của mình

Điều này thoạt đầu nghe rất hiển nhiên nhưng không ít nhân viên đã không dám nhận lỗi khi gặp khó khăn hay thất bại trong công việc. Khi đó, sếp cũng sẽ để mắt tới bạn, nhưng đó chắc chắn không phải là một ấn tượng đẹp. Khi mọi việc không theo mong muốn của bạn, hãy nhận lỗi trước sếp, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và đưa ra cách giải quyết phù hợp trong trường hợp tương tự. Sếp sẽ thấy ấn tượng với cách hành xử này của bạn.

9/ Hiểu tính cách của sếp

Khi mới vào làm, hãy tìm cơ hội nói chuyện với sếp để biết cung cách giao tiếp của họ. Đừng ngại hỏi xem sếp thích giao tiếp thông qua điện thoại, email, hay nói trực tiếp. Giao tiếp hiệu quả là một trong những cách quan trọng có xây dựng mối quan hệ tốt với sếp.

10/ Chứng tỏ là bạn có ý định làm lâu dài ở công ty

Những nhân viên trẻ thường có xu hướng không làm ở một công ty lâu dài. Tuy nhiên, bạn nên tỏ ra hứng thú làm cho công ty mình dài hạn bằng cách nắm bắt khách hàng và sản phẩm trọng tâm và tìm cách để phát triển công ty. Nhờ đó, bạn có thể vừa phát huy khả năng làm việc lại vừa có thể “lọt vào mắt xanh” của sếp. Hãy chứng tỏ với sếp rằng bạn có tâm huyết gắn bó lâu dài và năng lực giúp phát triển công ty, nó sẽ có lợi cho con đường sự nghiệp của bạn sau này.

S.T Bảo Ngọc

 

 

 

{"wp_error":"cURL error 60: The certificate issuer's certificate has expired. Check your system date and time."}