0912232334

NHỮNG CÁCH GIÚP BẠN CÓ THỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG

Với tỷ lệ thất bại trong vấn đề khởi nghiệp vẫn còn rất cao, không tính những ý tưởng mới thực thi trong vài ba tháng, thì thậm chí cả những dự án khởi nghiệp có chút thành tựu cũng có nguy cơ nằm trong nhóm 9/10 công ty phải phá sản. Thế mới nói, để tạo nên sự khác biệt, để “sống sót” trong cuộc đào thải khắc nghiệt của thương trường những nhà sáng lập cần phải làm những tuân thủ những cách này. Những cách này giúp bạn có thể khởi nghiệp thành công.

1/ Phải thăm dò thị trường

Trước khi bắt đầu khởi nghiệp, những thống kê chúng ta có đều là dự báo (và thường là những con số “đẹp”). Tuy nhiên, việc đưa ra thị trường một sản phẩm, một dịch vụ nghĩa là chúng ta phải đối mặt với con số thực, và so với dự đoán thì kết quả luôn thấp hơn trong giai đoạn đầu thậm chí là thấp mãi mãi. Cho nên, trước khi sản xuất hàng loạt, chúng ta cần thăm dò thị trường các mẫu thử nhỏ. Những phản hồi của thị trường sẽ giúp cho quy trình hoàn thiện sản phẩm càng tốt hơn, trước khi phát triển ở quy mô lớn. Quy trình này thường mất từ 3-6 tháng, có khi hơn tuy nhiên đây là bước cần thiết, nếu chúng ta làm càng kĩ lưỡng thì tỉ lệ thành công càng cao.

2/ Chiến lược

Làm thế nào bạn tiếp cận khách hàng đầu tiên?

Bạn có biết làm cách nào để tìm ra khách hàng thứ một triệu?

Làm thế nào bạn có thể mở rộng quy mô công ty?

Bạn đã bao giờ cân nhắc về việc rời khỏi công ty nhưng vẫn thu được một khoản lợi nhuận?

Nhiều doanh nhân khởi nghiệp với những ý tưởng tuyệt vời, mở công ty và sau đó thất bại chỉ sau một thời gian ngắn khi hết tiền. Có thể họ thiếu khả năng mở rộng doanh nghiệp hay đã đa dạng hóa kinh doanh quá nhiều (hoặc quá ít).

Việc có tầm nhìn và cân nhắc chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang dẫn dắt công ty theo hướng bền vững. Phát triển kế hoạch kinh doanh là một bước tuyệt vời để bắt đầu, nhưng ngày nay, sự linh hoạt là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Hãy cân nhắc về chiến lược giống như bạn đang chuẩn bị cho một chuyến đi dài trên biển. Rõ ràng, bạn cần phải có một bản đồ và một đích đến cùng những công cụ phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần ý thức rằng mình có thể phải đi chệch hướng so với kế hoạch ban đầu trong trường hợp khẩn cấp.

Kế hoạch ban đầu luôn là thách thức với hầu hết các doanh nhân mới khởi nghiệp bởi họ có quá ít kinh nghiệm và không biết phải mong đợi điều gì. Hãy tìm đến những cố vấn hay nhà đồng sáng lập dày dạn kinh nghiệm. Họ có thể giúp đỡ bạn rất nhiều.

Luôn luôn có một tầm nhìn và một kế hoạch.

3/ Đam mê và đặt niềm tin vào ý tưởng

Khi có trong tay một ý tưởng mới nghĩa là bạn đã đi trước người khác một bước. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự tâm huyết với ý tưởng đó. Bởi trên con đường hiện thực hóa ý tưởng này, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nên. Việc có một đam mê cháy bỏng với ý tưởng của chính mình và quyết tâm thực hiện nó là một điều rất quan trọng.

4/ Thất bại, thử lại, thất bại lần nữa…

Tất cả chúng ta đều biết đến các công ty khởi nghiệp thành công khi họ đạt được thành tựu, nhưng lại thường không biết họ đã thất bai bao nhiêu lần. Để thành công như Twitter, GroupOn, Pinterest, Airbnb… những người sáng lập đã trải qua rất nhiều thất bại và phải thử nghiệm rất nhiều lần mới có được thành tựu như hôm nay. Các kế hoạch đều dựa trên các giả thiết tuyệt đối, và một số các giả thuyết này dường như không chính xác trong thực tế và do đó phải được sửa đổi. Điều này hết sức là bình thường, cho nên, đừng ngại thất bại mà quan trọng là không bỏ cuộc.

5/ Nhân sự và đào tạo

Hoạt động nhân sự ở công ty mới khởi nghiệp chính là việc phát triển con người, để nhân viên có cùng tầm nhìn với công ty theo thời gian. Khi có những thay đổi về sản phẩm hoặc yếu tố khác, chủ doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để thuyết phục mọi người tiếp tục đồng hành với mình.

Để thu hút nhân tài về làm việc, trước tiên, bạn phải có niềm đam mê mãnh liệt với công việc khởi nghiệp đó và lan tỏa đam mê ra mọi người xung quanh. Bạn phải chứng tỏ dự án đang thực hiện hội đủ tất cả yếu tố để thành công trong tương lai.

6/ Vốn cũng là yếu tố rất quan trọng.

Bạn có ít vốn thì làm nhỏ, nhiều vốn thì làm lớn hơn. Tuy nhiên, lớn hay nhỏ đều phải có cách quản lí một cách khoa học. Cái bẫy thường gặp trong kinh doanh đó là công nợ, bởi khách hàng không phải 100% đều thanh toán đúng hạn cho công ty, hoặc nếu có thanh toán thì chỉ một phần và kèm yêu cầu lấy thêm hàng với số tiền gấp 2 hay 3 lần số tiền họ trả. Do đó, bạn cần phải hết sức khéo léo để hạn chế tình trạng này, nhưng không làm mất lòng khách để giúp công ty không bị thiếu vốn và đi vào ngõ cụt.

7/ Học hỏi từ những người xung quanh

Nhiều bạn khởi nghiệp đã tìm đọc những cuốn sách của các tác giả là lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới. Điều này không sai. Tuy nhiên tôi khuyên bạn cũng nên tìm hiểu và học từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ những doanh nhân mới nổi, từ những người gần gũi với bạn. Do khoảng cách giữa họ và bạn không quá xa nên bạn học được nhiều điều bổ ích và thiết thực hơn.

Hãy học khởi nghiệp kinh doanh từ bất cứ ai xung quanh mình: từ bác bán hủ tiếu đầu ngõ, từ anh xe ôm vất vả. Học từ chị bán rau, bán đậu…

S.T Bảo Ngọc

 

{"wp_error":"cURL error 60: The certificate issuer's certificate has expired. Check your system date and time."}