0912232334

LÀM THẾ NÀO ĐỂ YÊU THÍCH CÔNG VIỆC MÌNH HƠN

LÀM THẾ NÀO ĐỂ YÊU THÍCH CÔNG VIỆC MÌNH HƠN

Có bao giờ bạn cảm thấy không muốn bước đến công ty hay không? Hầu hết mọi người đều không thực sự yêu thích công việc mà họ đang làm.  Nếu không có cái mình thích thì nên thích cái mình có. Tương tự đối với công việc cũng vậy. Điều đó không yêu cầu bạn phải từ bỏ mình để có những tháng ngày buồn tẻ, stress hay khổ sở  khác. Hãy tạo ra một số thay đổi để bạn có thể thích nơi làm việc, ít nhất vào lúc này. Sau đây là 6 cách làm cho bạn yêu thích công việc mình hơn

1/ Đề nghị được làm nhiều hơn những việc mà bạn thích


Trong những nhiệm vụ mà bạn được giao, chắc chắn có những nhiệm vụ khiến bạn cảm thấy hứng thú hơn những nhiệm vụ khác. Bên cạnh đó, rất có thể sếp sẵn sàng giao cho bạn thêm phần việc mà bạn cảm thấy thích, đồng thời cắt giảm phần việc mà bạn không thích. Hãy lên tiếng về điều này. Nếu được sự chấp nhận của sếp, bạn sẽ cảm thấy công việc của mình thú vị lên hẳn. Đừng ngừng ngại nói với sếp để mình có được công việc yêu thích và đạt được kết quả tốt

2/ Sắp xếp làm việc với nhiều người khác nhau

Bạn vừa hoàn thành xong một dự án mà không hài lòng với kết quả cũng như mối quan hệ với các đồng nghiệp. Đây là lúc bạn cần yêu cầu được hợp tác với những cá nhân bạn không thường xuyên làm việc cùng, thậm chí có những người bạn chưa từng giao tiếp trong công ty.

Điều này giúp bạn khám phá những triển vọng mới trong công việc, đồng thời tìm hiểu xem công ty của bạn có chuyên gia tư vấn bên ngoài nào, những người mà bạn có thể hợp tác trong những nhiệm vụ nhất định. Khi làm việc với nhiều người bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới từ những người bạn làm việc nó sẽ giúp cho công việc của bạn bớt nhàm chán hơn và tạo ra được nhiều sự mới mẻ và hứng thú trong công việc.

3/ Học hỏi điều gì đó

Đôi khi, việc không cảm thấy hạnh phúc trong công việc xuất phát từ nguyên nhân công việc buồn tẻ. Công việc quá dễ hoặc quá khó đều có thể khiến bạn chán nản. Khi bạn nhận thấy mình không còn học hỏi được điều gì trong công việc, hãy tìm kiếm những điều mới mẻ để học hỏi, giúp bản thân trở nên có ích hơn cho tổ chức. Bạn có thể học hỏi các kỹ năng hoặc kiến thức mới, không chỉ giúp bạn đảm bảo công việc tốt hơn mà còn cảm thấy hứng thú hơn với công việc.

4/ Cần biết bản thân mình muốn gì

Không ai hiểu bản thân hơn chính mình, cái bạn giỏi chưa chắc đã là cái bạn yêu thích. Chính vì vậy, bạn hãy biết chắc chắn công việc mình yêu thích là gì? Mình sẽ làm được gì cho công việc đó.

Bạn nên biết, mình làm việc trước nhất là vì bản thân mình chứ không phải vì một ai khác. Bạn làm vì yêu thích, vì chỉ có sự yêu thích mới tạo động lực để bạn hoàn thành tốt công việc của mình và thăng tiến. Nếu khi bạn nghe lời của một ai đó: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để làm một công việc mà từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ muốn làm, điều đó sẽ gây ra sức ép trong công việc và thậm chí là ảnh hưởng đến cả cuộc sống của bạn. Và trong trường hợp đó, bạn có khả năng hay động lực để vượt qua hay không?

5/ Biết rõ điều mình giỏi và điều mình thích

Bạn giỏi trong một lĩnh vực nào đó chưa chắc đã phải bạn thích làm công việc liên quan lĩnh vực đó. Vì vậy, để tìm được một công việc yêu thích bạn cần phải biết được cái gì mình thích, cái gì giúp mình có động lực. Nếu đã yêu thích thì dù không giỏi bạn cũng không nên nản lòng. Thay vì bỏ cuộc, bạn nên cô gắng học hỏi các kiến thức, kỹ năng mà công việc yêu cầu, sự cố gắng cùng sự đam mê sẽ giúp bạn đạt được những gì mình mong muốn.

6/ Hạn chế nói chuyện với những người ghét việc

Trong cơ quan hay tổ chức nào cũng luôn có một vài người “mở mồm ra là chê mọi thứ”. Với quan điểm cực kỳ hoài nghi và bi quan, họ sẽ “nhấn chìm” bạn bằng những câu chuyện rằng sếp dốt ra làm sao, công ty sẽ sa thải bạn, các nhân viên còn lại toàn là những người đần, công việc thật nực cười và vô nghĩa… Khi nghe những câu chuyện như vậy, bạn có thể cảm thấy đôi chút thoải mái vì quan điểm cho rằng, “tất cả họ đều xấu, trừ bọn ta”, nhưng về lâu về dài, chính những câu chuyện này khiến bạn cảm thấy bất hạnh.

Nếu bạn chỉ nghe những chuyện tiêu cực về nơi làm việc của mình, bạn sẽ không thể nhìn ra những điều tích cực đang tồn tại. Rốt cục, bạn sẽ có cảm giác tồi tệ về chính bản thân mình (nếu như nơi này toàn những người không ra gì, tại sao mình vẫn ở đây?). Bởi thế, hãy hạn chế và tốt hơn hết là dừng những cuộc trò chuyện với các đồng nghiệp ghét việc. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian cho những đồng nghiệp có quan điểm cân bằng hơn. Khi đó, phản ứng cảm xúc của bạn đối với công việc chắc chắn sẽ dịch chuyển theo chiều hướng tốt hơn.

S.T Bảo Ngọc

{"wp_error":"cURL error 60: The certificate issuer's certificate has expired. Check your system date and time."}